Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 5: Đo khối lượng - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 5: Đo khối lượng hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
- Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.
+ Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:
Đơn vị lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.
1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg
Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…
1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg
- Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval,…
Cân đồng hồ: để cân khối lượng vật nhỏ đến vừa
Cân Roberval: để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ
Cân điện tử: có nhiều loại, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…
2. Thực hành đo khối lượng
Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.
Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.
Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.
Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.