Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 35: Lực và biểu diễn lực hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
1. Lực
- Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F.
Người tác dụng lực kéo lên thùng hàng
Người tác dụng lực đẩy lên ô tô.
- Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định.
Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. - Độ lớn của lực kéo bằng 50 N. |
Cậu bé tác dụng lực kéo lên cánh cung. - Lực kéo có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. - Độ lớn của lực kéo bằng 20 N. |
2. Biểu diễn lực
- Mỗi lực được biểu diễn bằng mũi tên có:
+ Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (còn gọi là điểm đặt của lực).
+ Hướng (phương và chiều) cùng hướng với sự kéo hoặc đẩy (cùng hướng với lực tác dụng).
+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích cho trước.
Ví dụ:
Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:
- Điểm đặt: tại mép vật.
- Phương: thẳng đứng.
- Chiều: từ dưới lên trên.
- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).