Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Chân trời sáng tạo
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6.
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 41: Năng lượng | Chân trời sáng tạo
1. Các dạng năng lượng
- Theo nguồn tạo ra năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
+ Động năng: năng lượng mà một vật có do chuyển động.
Người đi xe đạp |
Ô tô đang chạy |
+ Thế năng hấp dẫn: năng lượng có được khi vật ở trên cao so với mặt đất (ngay cả khi vật không chuyển động).
Cánh diều trên bầu trời |
Em bé đang chơi cầu trượt |
+ Thế năng đàn hồi: những vật như lò xo, dây cao su,… khi bị biến dạng có năng lượng ở dạng thế năng đàn hồi.
Dây cung được kéo căng |
Quả bóng bị bẹp |
+ Quang năng: Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn…. phát ra ánh sáng. Ánh sáng mang năng lượng gọi là quang năng.
Mặt Trời đang chiếu sáng |
Đèn pin đang chiếu sáng |
+ Nhiệt năng: năng lượng phát ra từ các nguồn nhiệt.
Bóng đèn sợi đốt đang bật |
Bếp gas đang bật |
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng | Chân trời sáng tạo
1. Bảo toàn năng lượng
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
Rót nước vào cốc nước đá. Năng lượng nhiệt của nước đã truyền cho đá làm đá tan.
- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Xoa 2 bàn tay vào nhau. Động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm ấm bàn tay. |
Tấm pin năng lượng Mặt Trời. Năng lượng ánh sáng của Mặt Trời đã chuyển hóa thành điện năng. |
- Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác”
Khi quạt điện hoạt động, năng lượng được biến đổi từ điện năng thành cơ năng, nhiệt năng, quang năng và năng lượng âm.