Lý Thuyết Lịch Sử 6 Chương 3: Xã hội cổ đại | kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Chương 3: Xã hội cổ đại hay, đầy đủ, ngắn gọn bám sát sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 Chương 3: Xã hội cổ đại - Kết nối tri thức
Lý thuyết Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại
1. Tặng phẩm của những dòng sông
- Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua.
- Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở khu vực Tây Nam Á.
- Khoảng 6000 năm trước, người Ai Cập và Lưỡng Hà đã biết làm nông nghiệp.
- Các dòng sông trở thành những tuyến đường giao thông chính, thúc đẩy thương mại ở Ai Cập và Lưỡng Hà phát triển.
2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
a. Ở Ai Cập
- Khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành Nhà nước Ai Cập.
- Ở Ai Cập cổ đại, vua được gọi là pha-ra-ông.
- Lịch Sử Ai Cập cổ đại đã trải qua các giai đoạn:
+ Tảo kì vương quốc.
+ Cổ vương quốc.
+ Trung vương quốc.
+ Tân vương quốc.
+ Hậu kì vương quốc.
- Đến giữa thế kỉ I TCN, Ấn Độ bị La Mã xâm lược và thống trị.
b. Ở Lưỡng Hà
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. Sau đó, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này.
- Vua được gọi là en-xi (người đứng đầu).
- Vào năm 539 TCN, Lưỡng Hà bị Ba Tư xâm lược.
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
a. Người Ai Cập
- Dùng chữ tượng hình.
- Biết làm các phép tính theo hệ đếm, thập phân.
- Kĩ thuật ướp xác.
- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc nổi tiếng, như: kim tự tháp….
b. Người Lưỡng Hà
- Dùng chữ hình nêm.
- Làm các phép tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình.
- Biết làm lịch.
- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là vườn treo Ba-bi-lon….
Lý thuyết Bài 8: Ấn Độ cổ đại
1. Điều kiện tự nhiên
- Là một bán đảo ở Nam Á, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
+ Phía bắc là dãy Hi-ma-lay-a, thoải dần về phía nam là các đồng bằng sông Ấn, sông Hằng rộng lớn.
+ Miền Trung và miền Nam là cao nguyên Đê-can với rừng rậm và núi đá hiểm trở.
- Lưu vực sông Ấn chịu tác động của sa mạc nên rất ít mưa, khí hậu khô nóng.
- Lưu vực sông Hằng do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
2. Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại
- Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
- Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào Bắc Ấn Độ thống trị người bản địa.
- Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da, chế độ đẳng cấp Vác-na được hình thành ở Ấn Độ, gồm 4 đẳng cấp: Bra-man; Ksa-tri-a; Vai-si-a và Su-đra.
3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
- Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến
- Văn học: Hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
- Sáng tạo ra hệ thống10 chữ số.
- Là quê hương của: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
- Công trình kiến trúc tiêu biểu: đại bảo tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta…