Lý Thuyết Lịch Sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X | kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X hay, đầy đủ, ngắn gọn bám sát sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 6.
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 6 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X - Kết nối tri thức
Lý thuyết Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Lý thuyết Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
1. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ
- Cơ sở ra đời:
+ Sự phát triển kinh tế dẫn đến sự phân hóa trong đời sống xã hội.
+ Nhu cầu đoàn kết làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
- Thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, lãnh thổ chủ yếu ở vùng: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ, Việt Nam).
- Tổ chức nhà nước:
+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng, giúp việc cho vua Hùng là Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc Tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
+ Chưa có luật pháp và chữ viết.
2. Sự ra đời nhà nước Âu Lạc
- Cơ sở ra đời: thắng lợi của kháng chiến chống Tần xâm lược (cuối thế kỉ III TCN).
- Thời gian ra đời: 208 TCN.
- Người đứng đầu nhà nước: Thục Phán (An Dương Vương).
- Phạm vi lãnh thổ chủ yếu: khu vực Bộ Bộ và Bắc Trung Bộ của Việt Nam hiện nay.
- Kinh đô: Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức nhà nước cơ bản giống với Văn Lang nhưng chặt chẽ hơn.
3. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
a. Đời sống vật chất
- Kinh tế: nghề chính là trồng lúa nước, ngoài ra còn chăn nuôi, đánh bắt cá…
- Thức ăn chính hàng ngày:cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...
- Nhà ở: cư dân sống trong các chiềng chạ, ở nhà sàn.
- Trang phục:
+ Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc áo, váy xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau.
- Thuyền là phương tiện đi lại trên sông.
b. Đời sống tinh thần
- Trong các ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, vui chơi, nhảy múa hát ca.
- Tín ngưỡng:
+ Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời...
+ Chôn cất người chết cùng đồ tùy táng.
- Phong tục: gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình,...
Lý thuyết Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
1. Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về bộ máy cai trị
- Sáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như: châu – quận, huyện…
- Cử quan lại người Hán tới cai trị.
- Xây dựng các thành lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú để bảo vệ chính quyền.
- Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
b. Về kinh tế
- Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp trại.
- Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.
- Nắm độc quyền về sắt và muối, bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật.
c. Về xã hội và văn hóa
- Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt:
+ Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
+ Bắt người Việt phải theo phong tục, luật phát của người Hán.
+ Tìm mọi cách xóa bỏ những tập tục lâu đời của người Việt.
2. Những chuyển biến về kinh tế- xã hội trong thời kì Bắc thuộc
a. Những chuyển biến về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, nhất là trồng lúa nước vẫn là những hoạt động kinh tế chính.
+ Cách thức canh tác: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò, biết kĩ thuật chiết cành...
- Trong thủ công nghiệp:
+ Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn.
+ Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, làm đường, làm mật mía,...
b. Những chuyển biến về xã hội
- Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.
- Bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.