Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Đầu thế kỉ IV, đế chế La Mã suy yếu và bị chia thành hai phần: Tây La Mã và Đông La Mã. Tới năm 476, đế chế La mã sụp đổ do các cuộc chiến tranh xâm lược của người Giéc-man.
- Những việc làm của người Giécman sau khi xâm nhập vào La Mã:
+ Phế truất hoàng đế La Mã.
+ Lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt…
+ Chiếm đoạt ruộng đất của chủ nô La Mã rồi phân phong cho các thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội
- Từ thế kỉ VI - IX, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Vương quốc Phơ-răng dần làm chủ cả vùng Tây Âu lục địa.
- Xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của 2 giai cấp mới là: lãnh chúa phong kiến và nông nô
* Lãnh chúa phong kiến:
+ Hình thành từ bộ phận: thủ lĩnh quân sự và tăng lữ giáo hội được nhà vua phân phong tước vị, ruộng đất.
+ Giàu có và nhiều quyền lực, sống sa hoa trên sự bóc lột nông nô.
Nhà vua phân phong ruộng đất và tước vị cho các thủ lĩnh quân sự (minh họa)
* Nông nô:
+ Hình thành từ bộ phận: nông dân bị mất ruộng đất, nô lệ được giải phóng…
+ Sống lệ thuộc vào lãnh chúa.
- Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a. Lãnh địa phong kiến
- Thời gian hình thành: khoảng giữa thế kỉ IX
- Khái niệm: Lãnh địa là những vùng đất đai rộng lớn thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, được cha truyền - con nối.
- Cấu trúc của lãnh địa: đất đai trong lãnh địa thường được chia làm 2 phần: đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Trong lãnh địa, lãnh chúa xây dựng những lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh.
+ Đất khẩu phần là vùng đất đai ngoài lâu đài, chủ yếu là đất canh tác, đồng cỏ chăn thả gia súc. Lãnh chúa giao đất khẩu phần cho nông nô cày cấy và thu tô, thuế.
Tranh mô phỏng về cấu trúc lãnh địa
- Đặc điểm chính trị:
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị hành chính độc lập, có quân đội, luật pháp, tòa án riêng
+ Lãnh chúa như một “ông vua” có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình.
+ Nhà vua cũng không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
- Đặc điểm kinh tế:
+ Nền kinh tế chính là nông nghiệp chủ yếu.
+ Tính chất của nền kinh tế là: tự cấp, tự túc, hầu như không có sự giao lưu, trao đổi hàng hóa với bên ngoài.
b. Quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu:
Tranh mô phỏng về đời sống nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa
- Lãnh chúa:
+ Không tham gia vào đời sống sản xuất.
+ Sống xa hoa dựa trên sự bóc lột nông nô.
- Nông nô:
+ Lệ thuộc vào lãnh chúa về ruộng đất và thân phận.
+ Phải nộp cho lãnh chúa một phần hoa lợi (địa tô) và nhiều loại thuế.
- Kết luận: quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu là quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa phong kiến và nông nô thông qua địa tô, thuế.
3. Sự xuất hiện các thành thị Trung đại:
* Thời gian xuất hiện: thế kỉ XI
* Nguyên nhân:
- Sản xuất thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm. Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi. Các thị trấn nhỏ xuất hiện và dần trở thành những thành phố lớn.
- Có một số thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
* Đời sống ở các thành thị:
- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Nền kinh tế hàng hóa phát triển; thường xuyên tổ chức các hội chợ để trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Thị dân lập ra các trường đại học để mở mang tri thức.
Cảnh buôn bán tại một hội chợ ở thành thị
* Vai trò của thành thị:
- Vai trò về kinh tế:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự niên của các lãnh địa.
+ Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
- Vai trò về chính trị: Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền
- Vai trò về xã hội: đưa đến sự xuất hiện của tầng lớp thị dân.
- Vai trò về văn hóa:
+ Tạo dựng cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, nhiều trường đại học được thành lập;
+ Mang lại không khí tự do và cởi mở.
Quang cảnh một góc trường đại học Bô-lô-nha (Tây Ban Nha)
4. Sự ra đời của Thiên Chúa Giáo:
- Thiên Chúa Giáo ra đời vào thế kỉ I TCN ở Pa-le-xtin - một tỉnh của La Mã vào thời kì đế chế.
Chúa Giê-su giáng sinh trên máng cỏ (tranh vẽ)
- Quá trình phát triển:
+ Ban đầu, Thiên Chúa giáo bị chính quyền đế chế La Mã đàn áp.
+ Thế kỉ VI, Thiên Chúa Giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
+ Thế kỉ XI - XII, Giáo hoàng phát động cuộc thập tự chinh, đem quân đi tàn phá, cướp bóc Pa-le-xtin.
- Đứng đầu Giáo hội là Giáo hoàng. Hầu hết người dân Tây Âu đều là giáo dân. Nhà Thờ là nơi để sinh hoạt văn hóa, diễn ra các nghi thức quan trọng trong cuộc sống.