Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại, thời kì lớn: Đường (618 - 907); thời Ngũ đại Thập quốc (907 - 960); Tống (960 - 1279); Nguyên (1271 - 1368); Minh (1368 - 1644); Thanh (1644 - 1911)
- Triều Nguyên và Mãn Thanh là các vương triều ngoại tộc.
- Những triều đại Đường, Tống, Minh phát triển rực rỡ về chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh suy yếu, đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Tình hình chính trị:
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương
+ Cử người thân tín đi cai quản các địa phương
+ Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
- Chính sách đối ngoại:
+ Tiến hành chính sách bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
c. Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp: nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất, như:
+ Miễn giảm sưu thuế.
+ Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân (chế độ quân điền).
- Thủ công nghiệp: phát triển với nhiều nhành nghề, nổi tiếng nhất là lụa và gốm sứ
- Thương nghiệp: phát triển, con đường tơ lụa và trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế của nhiều thương nhân khắp thế giới.
Thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa (tranh minh họa)
3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh.
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập đổ nhà Nguyên, lập ra nhà Minh.
- Giữa thế kỉ XVII, lợi dụng sự bất ổn cuối nhà Minh, người Mãn từ phía Đông Bắc tràn xuống, xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1644).
- Triều Minh - Thanh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế:
a. Nông nghiệp:
- Sản xuất nông nghiệp gia tăng về sản lượng, diện tích, năng suất.
- Nhà nước giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng canh tác thủy lợi.
- Nhân dân áp dụng luân canh cây trồng, chọn giống cây mới; xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc, chè, bông,…
Hoạt động thu hái chè của người Trung Quốc (tranh vẽ)
b. Thủ công nghiệp:
- Nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,…
- Các xưởng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị.
- Hình thành những khu vực chuyên môn hóa sản xuất cao, đông đảo người làm thuê, như: làm gốm ở trấn Cảnh Đức (Giang Tây); dệt lụa ở Tô Châu...
Phụ nữ Trung Quốc dệt lụa (tranh vẽ)
c. Thương nghiệp: Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
- Trao đổi, buôn bán hàng hóa với nhiều nước như: Ấn Độ, Ba Tư, các nước Đông Nam Á,….
- Cuối thời Minh, nhà nước thực hiện chích sách hạn chế ngoại thương, cấm buôn bán bằng đường biển.
- Đến thời nhà Thanh sự cấm đoán ngặt nghèo hơn.
=> Kết luận: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển.