Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Nguyên nhân của phong trào Cải các tôn giáo
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.
+ Giáo hội Thiên Chúa giáo đàn áp những tư tưởng tiến bộ, cản trở bước tiến xã hội.
=> Giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội.
- Nguyên nhân trực tiếp: Giáo hội cho phép bán tự do “thẻ miễn tội” (năm 1517).
- Sự kiện khởi đầu: Mác-tin Lu-thơ dán Luận văn 95 lên cổng trường đại học Vit-ten-bớt (Đức)
Mác-tin Lu-thơ dán Luận văn 95 lên cổng trường đại học Vit-ten-bớt (minh họa)
2. Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.
a. Nội dung
- Phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, Giáo hội.
- Phê phán hành vi sai trái của giáo hội, chống lại việc tùy tiện giải thích Kinh Thánh.
- Đưa ra quan điểm: con người sẽ được Chúa cứu rỗi khi có đức tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh.
- Chủ trương: không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.
b. Tác động:
- Đạo Ki-tô bị chia thành 2 giáo phái:
+ Cựu giáo: Thiên Chúa Giáo
+ Tân giáo: Tôn giáo Tin Lành
- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội, châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 1524.
Tranh minh họa về cuộc chiến tranh nông dân Đức
- Tác động thuận lợi đến hoạt động phát kiển kinh tế của tư sản. Hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn các thành phố theo Công giáo.