Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Văn hóa phục hưng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Văn hóa phục hưng
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Biến đổi về kinh tế: mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện
+ Thành thị trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng.
+ Nhiều xưởng sản xuất, các công ty thương mại với qui mô lớn xuất hiện.
- Biến đổi về xã hội:
+ Thiên Chúa giáo là chỗ dự vững chắc của chế độ phong kiến, chi phối đời sống tinh thần của nhân dân. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
+ Tầng lớp chủ xưởng, thương gia có thế lực lớn về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng. Do đó, họ đứng ra ủng hộ và bảo trợ những tư tưởng mới trong lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật.
=> Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV ở Italia sau đó lan rộng ra nhiều nước châu Âu.
Thành phố Phi-ren-xê là một trong những trung tâm của phong trào văn hóa Phục hưng
2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng
a. Văn học:
- Văn học phát triển, đa dạng về thể loại: kịch, tiểu thuyết, thơ…
- Xuất hiện nhiều tác giả nổi tiếng với những tác phẩm xuất sắc, như:
+ Hài kịch thần thánh của Đan-tê.
+ Tiểu thuyết Đôn ki-hô-tê của nhà văn M. Xéc-van-téc.
+ Các vở kịch Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,.. của W.Sếch-xpia
- Các tác phẩm văn học đã lên ánsự tàn bạo, tham lam của phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.
b. Nghệ thuật kiến trúc: Thế kỉ XVI là đỉnh cao nghệ thuật Phục hưng gắn liền với 2 danh họa nổi tiếng:
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi với bức họa: Bữa ăn tối cuối cùng, La-Giô-công-đơ…
Bức tranh "Bữa ăn tối cuối cùng" của Lê-ô-na đơ Vanh-xi
- Mi-ken-lăng-giơ với tác phẩm: Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Rôma, tượng Đa-vit, người nô lệ bị trói,…
Tranh “Sáng tạo A-đam” của Mi-ken-lăng-giơ
c. Khoa học - kĩ thuật: Xuất hiện nhiều nhà khoa học chống lại quan điểm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái đất, vũ trụ, tiêu biểu như: N. Cô-péc- nich, G. Bru-nô, G. Ga-li-lê,…
N. Cô-péc-níc là cha đẻ của “Thuyết Nhật tâm”
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu
a. Ý nghĩa:
- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.
- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến
- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.
b. Tác động: làm xuất hiện những “ con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.