X

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Sự thành lập nhà Lý

- Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long, mở ra thời kì phát triển cho đất nước.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Tượng vua Lý Thái Tổ

2. Tình hình chính trị

a. Tổ chức chính quyền:

- Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Việt.

- Tổ chức bộ máy nhà nước.

+ Chính quyền trung ương: Vua đứng đầu, ngôi vua cha truyền con nối ; cử người thân giữ các chức vụ quan trọng ; dưới vua có quan Đại thần và các Quan văn, võ.

+ Chính quyền địa phương: cả nước chia 24 Lộ, phủ (ở miền núi gọi là châu); dưới lộ là huyện, hương. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Luật Pháp:

+ Năm 1042 ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên Việt Nam)

+ Đặt chuông trước điện Long Trì, người dân có điều gì oan ức sẽ đánh chuông tâu vua.

- Quân đội:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông”.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Minh họa chính sách “ngụ binh ư nông”

- Về đối nội: thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước, gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu nhà Tống, Cham-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

a. Chủ động tiến công để phòng vệ (1075)

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn. Vua Tống muốn gây chiến Đại Việt để giải quyết khủng hoảng.

- Biết được âm mưu, nhà Lý chuẩn bị đối phó và cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. Sau khi phá hủy kho lương thực của nhà Tống, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về nước.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân sĩ tấn công nhà Tống (minh họa)

b. Phòng vệ tích cực để tấn công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Tháng 1/1077, khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

- Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến nhưng thất bạ

- Cuối 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông, bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc khiến quân Tống thua to.

- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước.

4. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: được chú trọng phát triển.

+ Hằng năm Vua tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, nên mùa màng bội thu.

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Lễ cày tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) được phục dựng lại

- Thủ công nghiệp: khá phát triển. Bao gồm hai bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

+ Thủ công nghiệp nhà nước chuyên đúc tiền, chế tạo vũ khí,…

+ Thủ công nghiệp nhân dân phát triển với nhiều ngành nghề; xuất hiện nhiều làng nghề nổi tiếng, như: làng gốm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công…

- Thương nghiệp: phát triển.

+ Tiền đồng được sử dụng rộng rãi

+ Việc buôn bán và trao đổi trong và ngoài nước mở rộng.

b. Tình hình xã hội: Thời Lý xã hội ngày càng phân hóa.

- Giai cấp thống trị:

+ Vua, quý tộc, quan lại là bộ phận chính trong giai cấp thống trị.

+ Địa chủ ngày càng tăng có thế lực lớn.

- Giai cấp bị thống trị:

+ Nông dân là lực lượng sản xuất chủ yếu, phải nộp thuế, phục vụ nhà nước.

+ Thợ thủ công, thương nhân khá đông.

+ Nô tì phục vụ trong triều đình, các gia đình quan lại.

5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục

a. Giáo dục:

- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục để đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại.

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

- Năm 1075, nhà nước mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài.

- Năm 1076, nhà nước thành lập Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội

b. Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm có giá trị như : Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam Quốc Sơn Hà (Khuyết danh)…

- Tư tưởng, tôn giáo :

+ Đạo phật được coi trọng.

+ Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội.

+ Đạo giáo thịnh hành, gắn kết với tín ngưỡng dân gian

- Công trình kiến trúc nổi tiếng như : Chùa Một Cột, Chuông Quy Điền, Hoàng Thành Thăng Long,..

- Nghệ thuật điêu khắc: đa dạng, độc đáo thể hiên trên các tượng Phật, bệ đá hình hoa sen…

Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Chùa Diên Hựu (tranh phục dựng từ mô tả trong Đại Việt sử kí toàn thư)

Xem thử

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay khác: