Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.
Lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Chỉ từ 100k mua trọn bộ lý thuyết Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
1. Nhà Trần thành lập
- Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, phải dựa vào thế lực nhà Trần. Năm 1224, Lý Huệ Tông xuất gia đi tu, truyền ngôi Lý Chiêu Hoàng.
- Đầu năm 1226, vua Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu nhường ngôi cho Trần Cảnh.
=> Chính thức kết thúc 216 năm tồn tại nhà Lý. Nhà Trần thành lập
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh (tranh minh họa)
2. Tình hình chính trị
a. Tổ chính bộ máy chính quyền:
- Ở Trung ương:
+ Đứng đầu là Vua.
+ Thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng.
+ Dưới vua là có quan đại thần, quan văn, võ đều do người trong hoàng tộc nắm giữ;
+ Qúy tộc và quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc.
+ Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn thời Lý.
- Ở địa phương: cả nước chia 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương là xã.
b. Pháp luật:
- Pháp luật thời Trần đề cao sự nghiêm minh, không phân biệt quan hay dân.
- Ban hành bộ luật mới: “Quốc triều hình luật”.
- Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện.
c. Quân đội:
- Bao gồm: quân ở triều đình, quân ở các lộ, phủ, quân biên ải, dân binh.
- Cử tướng giỏi cầm quân trấn vùng biên ải.
- Quân đội được xây dựng và phát triển theo chủ trương: binh lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.
- Thực hiện chính sách ” ngụ binh ư nông”.
Chiến binh thời Trần (tranh vẽ trên bình gốm, thế kỉ XIII)
3. Tình hình kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Thực hiện nhiều chính sách phục hồi và phát triển nông nghiệp, như: khuyến khích khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích canh tác, đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt; đặt các chức quan chuyên lo về nông nghiệp, thủy lợi....
+ Ngoài trồng lúa, nhân dân còn trồng nhiều loại cây khác: cây ăn quả, khoai, đậu kê,...
- Thủ công nghiệp: phát triển.
+ Xuất hiện các làng nghề thủ công truyền thống chuyên nghiệp.
+ Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất Đại Việt.
Bình gốm hoa nâu thời Trần
- Thương nghiệp: phát triển mạnh mẽ.
+ Tiền được sử dụng rộng rãi, buôn bán phát triển.
+ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán ở các cảng như Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều,..
4. Tình hình xã hội:
Xã hội thời Trần tiếp tục phân hóa.
- Giia cấp thống trị:
+ Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc quyền, làm chủ điền trang, thái ấp.
+ Địa chủ xuất hiện ngày càng nhiều do sự phát triển ruộng đất tư nhân.
- Giai cấp bị thống trị:
+ Nông dân là lực lượng đông đảo nhất.
+ Thợ thủ công, thương nhân ngày càng nhiều.
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém trong xã hội, phục vụ trong các gia đình, quý tộc, quan lại.
5. Tình hình văn hóa:
a. Tư tưởng, tôn giáo:
- Các tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân.
- Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo được coi trọng.
+ Tầng lớp Nho sĩ đậu các kì thi được triều đình trọng dụng.
+ Vua Trần Nhân Tông sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử.
b. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật:
- Giáo dục:
+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng.
+ Trường tư cũng được mở rộng ở nhiều làng xã.
+ Định lệ thi Thái học sinh, chọn Tam khôi trong kì thi Đình.
Khoa thi thời phong kiến (tranh minh họa)
- Khoa học - kĩ thuật:
+ Về sử học: Có các bộ sử nổi tiếng, như: Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu; Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục (Hồ Tông Thốc)....
+ Về quân sự: nổi tiếng có sách Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn
+ Về y học: xuất hiện nhiều danh y nổi tiếng, tiêu biểu là: Thiền sư Tuệ Tĩnh...
+ Thiên văn học: gắn với tên tuổi của các nhà bác học: Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán...
c. Văn học và nghệ thuật:
- Văn học: phát triển rực rỡ. Một số tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải)…
- Nghệ thuật:
+ Nhiều công trình kiến trúc có giá trị, như: Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn,…
Quang cảnh tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
+ Các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu: tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, chạm khắc gỗ trên cách cửa ở chùa Phổ Minh,…
+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến từ đình làng cho đến cung đình.
+ Nhạc cụ như trống đồng, sáo tiêu, đàn cầm… khá phổ biến.
Nghệ thuật múa rối nước