Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + 2H2O
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho mảnh Cu vào ống nghiệm sau đó cho dung dịch HNO3 đặc vào.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Có khí màu nâu thoát ra.
Bạn có biết
- Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với HNO3 đặc nóng tạo thành muối nitrat và có khí NO2 là màu nâu.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho sơ đồ phản ứng Cu + HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng lần lượt là
A. 8 B. 9
C. 10 D. 11
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Vì Cu → Cu2+ + 2e ………x1
N+5 + 1e → N+4…………x2
Cu + 4HNO3 (đặc, nóng) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Ví dụ 2: Dãy nào dưới đây gồm tất các các chất không phản ứng với dung dic̣h HNO3 đặc nguội?
A. Al, Fe, Cr, Cu.
B. Fe, Cr, Al, Au.
C. Fe2O3, Fe, Cu.
D. Fe, Al, NaAlO2.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Đáp án B vì Al, Fe, Cr bị thụ động bởi HNO3 đặc nguội, Au không phản ứng với HNO3.
Ví dụ 3: Cho sơ đồ phản ứng: Cu + HNO3 (đặc nóng) → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O.
Trong phản ứng này, số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử là
A. 1 và 4 B. 1 và 2
C. 2 và 2 D. 3 và 8
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Vì Cu → Cu2+ + 2e ………x1
N+5 + 1e → N+4 …………x2
⇒ CB phương trình Cu + 4HNO3 (l) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O