Cu(NO3)2 + Na2S → CuS + 2NaNO3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu(NO3)2 + Na2S → CuS + 2NaNO3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho Na2S tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch Cu(NO3)2 bị nhạt màu và thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
Bạn có biết
- Tương tự các muối CuCl2, Pb(NO3)2…. tác dụng với Na2S tạo kết tủa đen.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Có 5 dung dịch loãng của các muối NaCl, NaNO3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, FeCl2. Khi cho Na2S vào các dung dịch muối trên có bao nhiêu trường hợp sinh ra kết tủa?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Có 2 muối là Pb(NO3)2, Cu(NO3)2 tác dụng với H2S tạo ra kết tủa là PbS và CuS.
Ví dụ 2: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong 1 dung dịch?
A. AlCl3 và KOH
B. Na2S và Cu(NO3)2
C. NaCl và AgNO3
D. NaNO3 và AgNO3
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Các đáp án A: tạo kết tủa Al(OH)3, B tạo kết tủa CuS, C tạo kết tủa AgCl còn D vì AgNO3 không tác dụng với NaNO3 nên cùng tồn tại trong 1 dung dịch.
Ví dụ 3: Cho m gam Cu(NO3)2 tác dụng với dung dịch Na2S dư thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,8g B. 9,4g
D. 4,7g D. 37,6g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
nCuS = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố Cu có nCuS = nCu(NO3)2 = 0,1 mol
⇒ mCu(NO3)2 = 18,8g