Cu(NO3)2 + K2S → CuS + 2KNO3 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Cu(NO3)2 + K2S → CuS + 2KNO3
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho K2S tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch Cu(NO3)2 bị nhạt màu và thấy xuất hiện kết tủa màu đen.
Bạn có biết
- Tương tự các muối CuCl2, Pb(NO3)2… tác dụng với K2S tạo kết tủa đen.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m gam Cu(NO3)2 tác dụng với dung dịch K2S dư thu được 19,2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 18,8g B. 9,4g
D. 4,7g D. 37,6g
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
nCuS = 0,2 mol
Bảo toàn nguyên tố Cu có nCuS = nCu(NO3)2 = 0,2 mol
⇒ mCu(NO3)2 = 37,6 g
Ví dụ 2: Cho 18,8 gam Cu(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch K2S thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 4,8g B. 9,6g
C. 19,2g D. 38,4g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Ta có: nCu(NO3)2 = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố Cu ⇒ nCuS = 0,1. 96 = 9,6 g
Ví dụ 3: Cho m gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 có tỉ lệ mol là 1 : 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch K2S thu được 2 kết tủa có khối lượng là 18,4g. Giá trị của m là
A. 18,8g B. 36,8g
C. 18g D. 27,8g
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Gọi nCu(NO3)2 = a mol ⇒ nFe(NO3)2 = a mol
Bảo toàn nguyên tố Cu và Fe
nCu(NO3)2 = nCuS = a mol, nFe(NO3)2 = nFeS = a mol
⇒ m↓ = mCuS + mFeS = 96a + 88a = 18,4g ⇒ a = 0,1 mol
m = mCu(NO3)2 + mFe(NO3)2 = 188. 0,1 + 180. 0,1 = 36,8g