X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho dd NaOH vào ống nghiệm chứa đung dịch Cu(NO3)2.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.

Bạn có biết

- Các muối đồng hoặc các muối sắt, muối nhôm như FeCl2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3 … đều tác dụng được với NaOH tạo kết tủa.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al, Fe và Cu trong dung dịch HNO3 (loãng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung kết tủa Y đến khi phản ứng nhiệt phân kết thúc thu được tối đa bao nhiêu oxit kim loại

A. 3      B. 2

C. 1      D. 4

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

{Mg, Cu, Fe, Al} + HNO3 → {Mg(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Al(NO3)3} + NaOH → {Mg(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3} -to→ {MgO, CuO, Fe2O3} + H2O.

- Lưu ý:

+ Cho một lượng dư NaOH vào Al3+, ban đầu có kết tủa trắng keo không tan sau đó tan dần và tạo dung dịch trong suốt.

Ví dụ 2: Dung dich B chứa 2 chất tan là H2SO4, Cu(NO3)2, cho 50ml dd B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dd NaOH 16% (d = 1,12 g/ml). Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu đc 1,6 g chất rắn a.Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch B

A. CM (H2SO4) = 1M; CM (Cu(NO3)2) = 0,4M

B. CM (H2SO4) = 0,5 M; CM (Cu(NO3)2) = 0,2M

C. CM (H2SO4) = 0,4 M; CM (Cu(NO3)2) = 1M

D. CM (H2SO4) = 0,2M; CM (Cu(NO3)2) = 0.5M

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

Ta có số mol của NaOH = 0,14 mol ⇒ số mol của H2SO4 và Cu(NO3)2 = 0,07mol

Lại có chất rắn còn lại sau khi nung là CuO ⇒ số mol CuO là 0,02 ⇒ số mol Cu(NO3)2 cũng là 0,02 ⇒ số mol của H2SO4 là 0,05 ⇒ nồng độ mol của H2SO4 là 0,05/0,05 = 1 M và Cu(NO3)2 là 0,02/0,05 = 0,4M

Ví dụ 3: Cho các chất sau, chất nào tác dụng với dung dịch NaOH?

A. NaNO3      B. Ba(NO3)2

C. KNO3      D. Cu(NO3)2

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: Cu(NO3)2 + NaOH → Cu(OH)2↓ + NaNO3

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: