X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

Điều kiện phản ứng

- Không cần điều kiện

Cách thực hiện phản ứng

- Cho kali tác dụng với dung dịch muối đồng (II) nitrat

Hiện tượng nhận biết phản ứng

K tan dần trong dung dịch muối đồng (II) nitrat, có kết tủa màu xanh tạo thành và có khí thoát ra.

Bạn có biết

K tham gia phản ứng với các dung dịch muối sẽ tham gia phản ứng với nước trước tạo hidroxit.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2 thu được 2,24 lít khí đktc. Khối lượng kim loại K tham gia phản ứng là:

A. 3,9 g      B. 0,39 g

C. 7,8 g      D. 0,78 g

Đáp án C

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

nK = 2nH2 = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ mK = 39.0,2 = 7,8 g

Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng với dung dịch muối đồng(II)nitrat thu được khí X. Dẫn khí X qua các chất sau: ZnO; CuO; Fe; Fe2O3. X phản ứng được với bao nhiêu chất trên?

A. 1      B. 2

C. 3      D. 4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình hóa học: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Cu(OH)2

Khí X là khí H2; H2 phản ứng được với các oxit kim loại nung nóng đứng sau Al

Ví dụ 3: Cho kim loại K tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1 M thu được m g kết tủa. Giá trị của m là:

A. 0,98 g      B. 4,9 g

C. 2,45 g      D. 0,49 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: 2K + Cu(NO3)2 + 2H2O → 2KCl + H2 + Cu(OH)2

nCu(OH)2 = nK/2 = 0,01/2 = 0,005 mol ⇒ mCu(OH)2 = 0,005.98 = 0,49 g

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: