SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 25 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 25 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 25 - Kết nối tri thức
Bài tập 2 trang 25 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Lập dàn ý cho đề bài: Viết một bài văn (khoảng 1.000 chữ) phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ sau đây:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc), Tản Đà dịch)
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
(Huy Cận, Tràng giang)
Trả lời:
- Giới thiệu chung về mối liên hệ giữa hai tác phẩm của hai nhà thơ, thuộc hai thời đại, hai nền văn học khác nhau. Một tác phẩm là thơ cổ điển Trung Hoa, một tác phẩm là thơ hiện đại Việt Nam.
- Điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cặp câu thơ (đều là những câu kết rất | đặc sắc của mỗi bài):
+ Điểm tương đồng: không gian sông nước; thời điểm hoàng hôn; hình ảnh khói sóng; nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương; tâm trạng buồn, xa vắng;...
+ Điểm khác biệt: câu thơ của Thôi Hiệu là câu hỏi (quê hương ở nơi nào?); hình ảnh khói sóng xuất hiện cụ thể, cảnh buồn khiến lòng người buồn. Câu thơ của Huy Cận nhấn mạnh nỗi nhớ quê (lòng quê); hình ảnh khỏi hoàng hôn xuất hiện gián tiếp trong hình thức câu phủ định (không khói hoàng hôn).
- Đánh giá về sự “gợi hứng” của hình ảnh, thi tứ từ bài thơ của Thôi Hiệu và sự sáng tạo của Huy Cận.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác: