SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 24 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 7 trang 24 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 24 - Kết nối tri thức
Bài tập 7 trang 24 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhủ lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hằng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.
Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. Ở tuổi sáu mươi, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.
Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp. Ông đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn. Cách mó nước một dặm là vương quốc của hang động đá vôi.
Ông Diểu rẽ sang lối mòn ngoằn ngoèo đi miết. Chim xanh đầy trên rặng gắm hai bên lối mòn nhưng ông không bắn. Với khẩu súng này mà bắn chim xanh thì thật phí đạn. Chim xanh ông chén chán rồi. Ngon thì ngon nhưng có vị tanh. Nhà ông thiếu gì chim. Chim bồ câu nhà ông có đầy.
Đến chỗ ngoặt, ông Diểu giật mình bởi một tiếng soạt trong lùm dẻ gai. Một chùm dây màu sặc sỡ tung trước mắt ông. Ông nín thở: một đôi gà rừng ton tón lao về phía trước, đầu chúi xuống, kêu quang quác. Ông Diểu rê nòng súng theo. “Bắn sẽ trượt thôi!” Ông nghĩ bụng và ngồi bất động ở trong tư thế như vậy rất lâu. Ông muốn chờ rừng yên tĩnh lại. Đôi gà rừng sẽ nghĩ là chưa gặp người. Như thế tốt cho chúng nó. Cũng tốt cho ông.
Dãy núi đá cao ngất hùng vĩ. Ông Diểu ngắm nhìn để lượng sức mình. Nã được một chú khỉ hoặc chú sơn dương thì thật đã đời. Sơn dương thì khó, ông Diểu biết thế.
Giống này bắn được chỉ nhờ ở ngẫu nhiên thôi. Ông Diểu không tin vận may sẽ đến.
Cân nhắc kĩ, ông tính đi men chân núi đá vôi sang rừng dâu da săn khỉ. Chắc ăn hơn mà đỡ tốn sức. Đây là Hoa Quả Sơn, Thuỷ Liêm Động của thung lũng này. Ở rừng dấu da, khỉ có hàng bầy. Việc bắn được một chú khỉ với ông không khó.
Ông Diểu dừng lại mô đất có cây dây leo. Không biết thứ cây này là thứ cây gì, lá bạc phếch giống như lá nhót, những bông hoa vàng như hoa tai rủ xuống tận đất. Ông ngồi đấy lặng lẽ quan sát. Cần xem bọn khỉ có ở đây không? Loài thú này khôn tựa người, khi kiếm ăn bao giờ cũng có canh gác. Con gác rất thính. Không thấy nó đừng có hòng cuộc săn thắng lợi, đừng có hòng bắn được con át chủ bài. Con át chủ bài cũng là khỉ thôi. Nhưng đây là con khỉ của ông, là con ấy chứ không con khác. Vì vậy ông phải chờ, phải có cách thì mới bắn được.
(Muối của rừng, in trong Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,
NXB Văn học – Công ti cổ phần Văn hoá Đông A, Hà Nội, 2020, tr. 108 – 109
Trả lời:
- Cảnh rừng mùa xuân: Cảnh rừng mùa xuân được miêu tả vào thời điểm “thích nhất, cây cối nhú lộc non”, “rừng xanh ngắt và ẩm ướt”. Thiên nhiên đẹp đẽ hiện diện qua cảm nhận của một người thân thuộc rừng, yêu mến rừng, tận hưởng rừng bằng tất cả các giác quan và coi đó là “tuyệt thú”.
- Điểm nhìn: Người kể chuyện vô nhân xưng, “tàng hình” nhưng ngay từ câu mở đầu đã không che giấu tình cảm, thái độ trọng thị, tôn vinh rừng đến mức cực đoan: “Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hằng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da”. Vì thế, điểm nhìn có tính chủ quan, cá nhân đã hiện diện ngay từ đoạn miêu tả rừng xuân, chuẩn bị cho nhân vật ông Diểu xuất hiện. Từ đó về sau, điểm nhìn nhân vật luôn được sử dụng trong suốt quá trình kể chuyện.
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích ý nghĩa của chi tiết nói về khẩu súng săn.
Trả lời:
Chi tiết khẩu súng được nói đến khá kĩ càng (từ nước ngoài gửi về, hai nòng, tuyệt vời, nhẹ bỗng, nằm mơ cũng không thấy được,..) và khơi gợi nhiều ý nghĩa. Khẩu súng là biểu tượng của văn minh, hiện đại, của kĩ thuật cao, của sức mạnh con người. Vì có khẩu súng mà ông Diểu nảy ra ý định đi săn và coi đó là “đáng sống”, là việc làm có giá trị. Rừng xuân đẹp đẽ không còn là chốn thưởng ngoạn, mà trở thành nơi con người phô diễn sức mạnh. Với khẩu súng trong tay, con người trở nên cao ngạo, tự tin, mặc ý khai thác, huỷ hoại thiên nhiên.
Trả lời:
Ông Diểu đã chuẩn bị cho chuyến đi săn một cách cẩn thận: vũ khí, trang phục (mặc quần áo ấm, đội mũ lông, đi giày cao cổ), thức ăn (nắm xôi). Đây là những vật phẩm con người làm ra để chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ bản thân và thể hiện vị thế ưu trội của mình. Ông Diểu đã trang bị kĩ lưỡng cho một chuyến đi săn, một cuộc đương đầu với nắng mưa gió rét và những tình huống bất lợi. Ông cũng suy tính kĩ càng để lựa chọn hành trình săn tìm một con mồi đích đáng, trong tầm tay (không bắn chim xanh, đôi gà rừng, mong nã được sơn dương nhưng biết là khó, việc bắn một chú khỉ không khó). Tất cả những chuẩn bị, trù tính này cho thấy cách ứng xử quen thuộc, thường thấy của con người với thiên nhiên: vừa chống chọi và chịu đựng, vừa tận dụng và huỷ hoại.
Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nhận xét về cách vận dụng điển cố trong đoạn trích.
Trả lời:
Nếu đã đọc Tây du kí hẳn sẽ biết Hoa Quả Sơn, Thuỷ Liêm Động là nơi núi non hùng vĩ, phong cảnh thơ mộng huyền bí, cây quả trĩu trịt thơm nức, xứ sở của Tôn Ngộ Không và họ hàng nhà khỉ. Những địa danh này quen thuộc với đông đảo người đọc, đã trở thành điển cố. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng điển cố này trong đoạn trích (“Đây là Hoa Quả Sơn, Thuỷ Liêm Động của thung lũng này giúp cho việc miêu tả ngắn gọn, gợi cảm hơn.
Trả lời:
Đoạn trích đã diễn tả mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên thường gặp trong đời sống: con người là trung tâm, con người “làm chủ” thiên nhiên (chủ động thưởng ngoạn, khai thác, tận dụng,..). Đây là phần đầu của truyện ngắn Muối của rừng (trong SGK, đoạn này đã được tóm lược).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác: