SBT Ngữ văn 12 Bài tập 1 trang 19 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 1 trang 19 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 1 trang 19 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Hải khẩu linh từ trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 94 – 95), đoạn 1, từ đầu đến “chưa đem thi hành [...]”, phần giới thiệu về tác giả – tác phẩm và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Xác định nội dung đúng, sai của các nhận định trong bảng sau:

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Đoàn Thị Điểm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học.

 

 

2

Đoàn Thị Điểm đã diễn âm tác phẩm Truyền kì tân phả ra chữ Nôm.

 

 

3

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết vào thế kỉ XVI nhưng đã có những tác động cụ thể, dẫn đến sự ra đời của Truyền kì tân phả ở thế kỉ XVIII.

 

 

4

Đền thiêng cửa bể là câu chuyện được hư cấu, dựa trên những truyền thuyết dân gian về nhân vật Bích Châu.

 

 

5

Vì yêu quý và nhớ ơn nàng Bích Châu nên vua Trần Dụ Tông đã cấp sắc phong thần cho nàng.

 

 

Trả lời:

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Đoàn Thị Điểm sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống hiếu học.

x

 

2

Đoàn Thị Điểm đã diễn âm tác phẩm Truyền kì tân phả ra chữ Nôm.

 

x

3

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết vào thế kỉ XVI nhưng đã có những tác động cụ thể, dẫn đến sự ra đời của Truyền kì tân phả ở thế kỉ XVIII.

x

 

4

Đền thiêng cửa bể là câu chuyện được hư cấu, dựa trên những truyền thuyết dân gian về nhân vật Bích Châu.

 

x

5

Vì yêu quý và nhớ ơn nàng Bích Châu nên vua Trần Dụ Tông đã cấp sắc phong thần cho nàng.

 

x

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tra từ điển để giải thích nghĩa của các từ ngữ Hán Việt sau: âm luật, chính sự, quyền thần, can gián, dũng lực; xác định nghĩa của từ ngữ đó trong ngữ cảnh (bản dịch).

Trả lời:

- âm luật: âm điệu, quy tắc phối thanh (cao, thấp) trong âm nhạc hoặc trong một số thể văn vần. Ở đây chỉ tài năng âm nhạc, thi ca của Bích Châu.

- chính sự: việc chính trị, thuộc về trách nhiệm xử lí của nhà nước.

- quyền thần: (kẻ) bề tôi chuyên quyền, ỷ vào chức vụ được giao để thao túng quyền lực, thu vén quyền lợi riêng, làm rối loạn kỉ cương phép nước.

- can gián: khuyên can (vua chúa) bằng những lời nói ngay thẳng.

- dũng lực: sức mạnh; sự can trường, anh dũng.

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khái quát nội dung đoạn mở đầu của văn bản. Theo bạn, ở đoạn này, yếu tố kì ảo đã xuất hiện hay chưa? Nội dung đoạn 1 của văn bản cho biết nhân vật Bích Châu có những đức tính và tài năng đáng quý nào?

Trả lời:

Đoạn 1 của văn bản chủ yếu giới thiệu về thân thế, lai lịch của nhân vật Bích Châu. Khi khái quát nội dung, cần chú ý những chi tiết quan trọng để “nhận diện” được nét chính yếu về nhân vật như ngoại hình, tính cách, phẩm chất,... Ở đoạn văn này, tác giả chưa sử dụng yếu tố kì ảo. Nhân vật, hình ảnh, sự kiện, tình tiết,... đều được kể, tả theo “mô hình hiện thực” (chỉ nói về những sự vật, sự việc có thể tồn tại hoặc xảy ra trong thực tế).

Chú ý khái quát một số đức tính và tài năng được tác giả miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp: “tính tình đứng đắn”, thanh nhã, đoan trang (“dời gót sen”, “môi đào chúm chím chậm rãi ứng khẩu”,...); tài năng âm nhạc, thơ ca; “thông tuệ” về đường lối trị nước, mạnh mẽ, cương trực trong việc khuyên vua nên sửa sang chính sự (thể hiện rõ qua việc dâng biểu Kê minh thập sách với những bàn luận hết sức rành mạch, khiến nhà vua phải thán phục).

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Căn cứ vào bản dịch bài biểu Kê minh thập sách, hãy khái quát các phương diện nội dung và bình luận ngắn gọn về biện pháp trị nước mà Bích Châu mong muốn nhà vua thực hiện.

Trả lời:

– Một số phương diện được đề cập: đường lối an dân trừ bạo; kỉ cương phép nước nguyên tắc dùng người; giáo dục, khai hoá; sức mạnh, mưu lược trong việc binh, Với mỗi phương diện là những biện pháp (hay nguyên tắc, mục đích,..) cụ thể được nêu ra như là những diễn giải.

– Nội dung bài biểu cho thấy rõ tư tưởng, đường lối chính trị Nho học với lí tưởng “vua sáng, tôi hiền” (được thực thi một cách mạnh mẽ với những cải cách sâu rộng ở đời Lê). Mười “điều mục” mà bài biểu nêu ra khá toàn diện, logic, chi tiết mà triều đình cần thực thi để quốc gia có được sự bình trị. aque on anion

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Qua nội dung và trình tự sự kiện, chi tiết xuất hiện ở đoạn 1 của văn bản, nêu nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Ở đoạn văn này, tác giả đã tập trung xây dựng nhân vật từ góc nhìn hiện thực hay kì ảo?

Trả lời:

- Một vài lưu ý về nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn văn: Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian; Nhấn mạnh các sự kiện, chi tiết có thể làm nổi bật chân dung của nhân vật (cuộc thưởng ngoạn cảnh vật và đối thơ, sự suy kém của chính sự đương thời và nỗi trăn trở của một nữ tử); Ngôn từ trang nhã, có tính ngợi ca...

- Các thông tin, chi tiết, nhân vật có tính xác thực (hoặc được miêu tả, diễn giải tường tận theo kiểu ghi chép chân thực sự thật đời sống) cho phép xác định, trong đoạn văn này, tác giả tập trung xây dựng nhân vật nàng Bích Châu từ góc nhìn hiện thực – lịch sử. Đây cũng là một đặc điểm thường thấy trong đa số các truyện truyền kì.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: