SBT Ngữ văn 12 Bài tập 6 trang 22, 23 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 6 trang 22, 23 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 6 trang 22, 23 - Kết nối tri thức

Bài tập 6 trang 22 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Muối của rừng trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 106 – 112) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong truyện ngắn Muối của rừng.

Trả lời:

Nhân một ngày đẹp trời và có một cây súng mới do con trai mua cho, ông Diểu quyết định vào rừng đi săn. Sau đó ông Diểu đã bắn được một con khỉ đực và một loạt các sự việc sau đó khiến ông đi hết từ cảm xúc này, đến cảm xúc khác. Khi con khỉ cái đến cứu khỉ đực, ông Diệu đã tức giận và nghĩ rằng hành động của khỉ cái là giả dối. Sau đó, những con khỉ con cũng lao đến và cướp súng của ông, nhưng không may là chúng lại lao xuống vực. Chứng kiến cái chết của khỉ con, ông Diểu dâng lên một nỗi sợ hãi và kinh hoàng. Ông nghe thấy một tiếng kêu và khi đến gần thì nhận ra đây là con khỉ đực đang bị thương. Người đàn ông vui mừng vì lại bắt được khỉ đực để mang về và đã vứt hết quần áo để có thể dễ dàng leo, để có thể dễ dàng leo lên chỗ con khỉ nằm. Nhưng khi chứng kiến tình cảnh thê thảm, yếu ớt của khỉ đực ông đã động lòng thương và quyết định cứu nó rồi đưa nó xuống núi. Nhìn thấy tình cảm của những loài vật dành cho nhau, ông đã quyết định buông tha cho khỉ đực và bỏ đi. Sau đó ông Diểu đã gặp một loài hoa mà chỉ ba mươi năm mới gặp một lần. Nó như ẩn dụ cho những điều tốt đẹp sẽ đến khi con người biết yêu và bảo vệ thiên nhiên.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Diểu trong đoạn văn “Ông Diểu đặt tay ... tránh nhìn vào đôi mắt nó”

Trả lời:

Đoạn văn này miêu tả diễn biến tâm trạng của ông Diểu khi bắt được l con mồi. Mới đầu ông thấy đắc ý khi nâng con khỉ lên ước lượng “Dễ đến hơn yến”, Nhưng khi nghe tiếng nó rên, nhìn thấy nó run bắn, đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn thì ông thấy thương hại, thấy đau lòng. Lòng trắc ẩn đã dẫn đường cho hành động cứu chữa (Ông Diểu đã nhai lá đắp vào vết thương để cầm máu cho con khi khỉ). Dù vậy, ông “tránh nhìn vào đôi mắt nó” vì ông chính là kẻ sát thương.

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Vì sao ông Diểu phóng sinh cho con khỉ đực sau khi đã cứu chữa và bế nó xuống núi?

Trả lời:

Ông Diểu phóng sinh cho con khỉ đực sau khi đã cứu chữa và bế nó xuống núi vì:

- Ông Diểu chứng kiến cảnh núi lở, tổ mối đùn ăn hết áo quần – những dấu hiệu của thiên nhiên trừng phạt con người.

- Con khỉ cái lẵng nhẵng bám theo như đòi ăn vạ, con vật có tình khiến ông thấy bị xúc phạm.

- Con khỉ đực giãy giụa, chống cự, tìm cách tháo thân.

- Ông Diểu mệt lả, không đủ sức giữ con mồi.

- Ông Diểu buồn tê tái, cay cay mũi khi hiểu ra: “Hoá ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.”

Từ những trải nghiệm trong suốt chuyến đi săn, ông Diểu đã thấy rằng thiên nhiên có sức mạnh lạ lùng, con thú cũng có tình, có phận, và mình cũng là một sinh vật giữa muôn loài nên ông từ bỏ vị thế người đi săn, tha bổng cho con mồi.

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cảm nghĩ của bạn về đoạn kết truyện.

Trả lời:

Cảm nghĩ về đoạn kết truyện:

- Kết thúc bất ngờ: Ông Diểu tay không ra về.

- Kết thúc có hậu: Ông Diểu được thiên nhiên ban thưởng niềm vui gặp hoa tử huyền – bông hoa may mắn ba mươi năm mới nở một lần.

- Kết thúc buồn: Ông Diểu cô đơn. Ông là một người cá biệt, kì lạ, đồng loại không đồng cảm được.

- Kết thúc lạc quan:“Trời sẽ ấm dần” gieo niềm hi vọng về thời tiết thuận hoà, “mùa màng phong túc”.

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về yếu tố kì ảo trong tác phẩm?

Trả lời:

- Trong truyện ngắn Muối của rừng, yếu tố kì ảo xuất hiện ở một số chi tiết: sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị vừa đầy tử khí”, “cô hồn của những bà cô ông mãnh thường biến thành hình khỉ trắng”, tiếng rên của khỉ đực “tựa như thần Chết bực mình”,... Dù vẫn gọi là “yếu tố kì ảo” nhưng có màu sắc “kì lạ” nhiều hơn là “kì ảo”.

- Những chi tiết có tính “kì” (kì lạ, hiếm gặp) hiện diện khá nhiều lần trong lác phẩm là để tạo tình huống cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ; diễn tả nguồn cơn những thay đổi trong nhận thức và hành động của nhân vật.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: