SBT Ngữ văn 7 Bài tập 1 trang 20 Kết nối tri thức


Lập dàn ý cho đề văn sau:

SBT Ngữ văn 7 Bài tập 1 trang 20 Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Lập dàn ý cho đề văn sau:

Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo.

Trả lời:

* Gợi ý về dàn bài cho đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo:

- Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ (Tiếng ve), tên tác giả (Thanh Thảo), nêu cảm xúc chung về bài thơ.

- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về một số nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ như thể thơ bốn chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp; cách sử dụng hình ảnh, biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, từ láy,.. .; tình yêu thiên nhiên...

- Kết đoạn: Khái quát lại ấn tượng chung của em về bài thơ.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

“Tiếng ve” của Thanh Thảo là một bài thơi hay và độc đáo. Bài thơ 4 chữ ngắn gọn, phù hợp với nhịp tiếng ve xôn xao rừng vắng. Nếu khổ 2 gồm 12 dòng kéo dài như tiếng ve không dứt, như niềm say mê, chìm đắm trong khúc nhạc thiên nhiên của nhà thơ thì khổ 4,5 ngắn, chỉ gồm 2 dòng: tiếng ve như dần ngưng lặng để tâm hồn lên tiếng. Vần chân nối nhau miên man như tiếng ve, như những liên tưởng không dứt của nhà thơ. Trên nền nhịp 2/2 đều đặn, nhịp 1/3 đan xen nhấn mạnh khoảnh khắc tiếng ve đột nhiên bật lên thành tiếng đồng loạt, vang dội. Hàng loạt các hình ảnh như: Khu rừng già tràn ngập tiếng ve, cây xanh mát, sóc chuyền cành, mây bay, suối chảy,... gợi thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ mà vẫn gần gũi, ấm áp. Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ và nó như độc chiếm không gian, tác động đến vạn vật trong rừng già. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, hàng loạt các từ láy được sử dụng cho thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Tiếng ve biến hoá khi hữu hình rực rỡ màu sắc, khi vô hình trong suốt; khi sắc như cưa, khi mềm mại như nước; khi bùng cháy như lửa, khi dịu êm như suối mát lành;... Qua cách miêu tả tiếng ve, có thể thấy người lính trong bài thơ có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, có khả năng liên tưởng và trí tưởng tượng vô cùng phong phú,... Đó cũng là một người lính đang trên đường hành quân đi chiến đấu, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước. Bài thơ để lại nhiều dư âm trong lòng độc giả.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: