SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 10, 11, 12 Kết nối tri thức
Đọc bài thơ của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 10, 11, 12 Kết nối tri thức
Bài tập 2. trang 10, 11, 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc bài thơ Tiếng ve của Thanh Thảo và trả lời các câu hỏi:
Tiếng ve bùng lên
Cồn cào như lửa
Tiếng ve màu đỏ
Cháy trong vòm cây
[...] Tiếng ve thức giấc
Long lanh ánh ngày
Tiếng ve toả chậm
Mùi hoa ngất say
Tiếng ve loáng thoáng
Đuôi sóc chuyền cây
Tiếng ve dai dằng
Cưa ngang rừng dày
Tiếng ve xanh ngát
Trầm trầm mây bay
Tiếng ve loá mắt
Trảng tranh nắng đầy
Tiếng ve trên cao
Oà như thác đồ
Tiếng ve len lỏi
Suối chảy một mình
Giai điệu thành hình
Qua từng âm sắc
Tiếng ve nín bặt
Trái tim tiếp lời.
(Thanh Thảo, Dấu chân qua trảng cỏ,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015, tr. 67 - 69)
Đặc điểm thể thơ |
Số tiếng trong mỗi dòng |
||
Số dòng trong mỗi khổ |
|||
Cách gieo vần |
|||
Cách ngắt nhịp |
|||
Hình ảnh |
Trả lời:
Đặc điểm thể thơ |
Số tiếng trong mỗi dòng |
4 tiếng / dòng |
Ngắn gọn, phù hợp với nhịp tiếng ve xôn xao rừng vắng. |
Số dòng trong mỗi khổ. |
- Khổ 1 và 3:4 dòng - Khổ 2: 12 dòng - Khổ 4và 5:2 dòng |
- Khổ 2 gồm 12 dòng kéo dài như tiếng ve không dứt, như niềm say mê, chìm đắm trong khúc nhạc thiên nhiên của nhà thơ. - Khổ 4,5 ngắn, chỉ gồm 2 dòng: tiếng ve như dần ngưng lặng để tâm hồn lên tiếng. |
|
Cách gieo vần |
Vần chân: cây- ngày – say - dày - bay - đầy, mình -hình |
Vần chân nối nhau miên man như tiếng ve, như những liên tưởng không dứt của nhà thơ. |
|
Cách ngắt nhịp |
Tiếng ve/trên cao Oà/như thác đổ Tiếng ve /len lỏi Suối chảy/một mình |
Trên nền nhịp 2/2 đều đặn, nhịp 1/3 trong dòng thơ Oà /như thác đổ nhấn mạnh khoảnh khắc tiếng ve đột nhiên bật lên thành tiếng đồng loạt, vang dội. |
|
Hình ảnh |
Khu rừng già tràn ngập tiếng ve, cây xanh mát, sóc chuyền cành, mây bay, suối chảy,... |
Thiên nhiên trong trẻo, hoang sơ mà vẫn gần gũi, ấm áp. |
Trả lời:
Tiếng ve là âm thanh hiện diện xuyên suốt bài thơ. Qua miêu tả, tiếng ve hiện lên với những đặc điểm:
- Cường độ: lúc thì như bừng tỉnh giấc, bật lên thành tiếng rất to, tràn ra mọi nẻo; lúc thì loáng thoáng khi có khi không rồi nín bặt.
- Trường độ: lúc thì toả chậm như hương hoa, róc rách như suối chảy, lúc kéo dài dai dẳng không dứt.
- Cao độ: lúc như thác đổ mạnh, lúc trầm trầm như mây bay...
- Âm sắc: khi cồn cào như lửa cháy, khi dịu êm mát lành như suối; khi ào ào như thác đổ, khi lại róc rách như nước chảy trong khe; khi xanh ngát trầm trầm mây bay, khi loá mắt như trảng tranh nắng đầy;…
- Tiếng ve như độc chiếm không gian, tác động đến vạn vật trong rừng già.
Trả lời:
Một số biện pháp tu từ được dùng để miêu tả tiếng ve và tác dụng của các biện pháp tu từ đó:
- So sánh: Cồn cào như lửa, Oà như thác đổ...
- Ẩn dụ: Tiếng ve màu đỏ/ Cháy trong vòm cây, Tiếng ve dai dẳng/ Cưa ngang rừng dày, Tiếng ve xanh ngát,...
- Điệp ngữ: tiếng ve.
Các biện pháp tu từ được sử dụng cho thấy khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ. Tiếng ve biến hoá khi hữu hình rực rỡ màu sắc, khi vô hình trong suốt; khi sắc như cưa, khi mềm mại như nước; khi bùng cháy như lửa, khi dịu êm như suối mát lành;...
Trả lời:
Qua cách miêu tả tiếng ve, có thể thấy người lính trong bài thơ có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, có khả năng liên tưởng và trí tưởng tượng vô cùng phong phú,... Đó cũng là một người lính đang trên đường hành quân đi chiến đấu, sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân cho đất nước.
Tiếng ve thức giấc
Long lanh ánh ngày
Tiếng ve toả chậm
Mùi hoa ngất say
Tiếng ve loáng thoáng
Đuôi sóc chuyền cây
Tiếng ve dai dẳng
Cưa ngang rừng dày.
Trả lời:
- Những từ láy trong đoạn thơ: long lanh, loáng thoáng, dai dẳng.
- Các từ láy loáng thoáng, dai dẳng đã diễn tả chính xác những cung bậc của tiếng ve: khi thưa thớt lúc có lúc không (loáng thoáng), khi kéo dài miên man không dứt (dai dẳng). Từ láy long lanh miêu tả ánh sáng lúc bình minh phản chiếu trên vật trong suốt, tạo vẻ trong sáng, sinh động, từ đó, làm nổi bật liên tưởng của tác giả về tác động của tiếng ve lên vạn vật.