SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 4 - Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (SGK, tr. 10 – 15) và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 4 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (SGK, tr. 10 – 15) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ câu chuyện dân gian Vợ chàng Trương. Điều này cho thấy, truyện dân gian là một nguồn cốt truyện được các tác giả viết truyện truyền kì sử dụng để sáng tạo nên tác phẩm.
Trả lời:
- Những sự việc kể về cuộc đời của nhân vật Vũ Nương từ khi được gả cho Trương Sinh đến khi nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn: tên là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, tính tình thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, được Trương Sinh – con nhà hào phú nhưng ít học, mang một trăm lạng vàng xin cưới về. → Đất nước có giặc ngoại xâm, Trương Sinh phải lên đường đi lính chống giặc. → Mẹ Trương Sinh vì quá nhớ con nên đã sinh bệnh rồi qua đời; khi mẹ chồng mất, Vũ Nương lo ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ. → Dẹp giặc xong, Trương Sinh trở về nhà, khi nghe được lời nói ngây thơ của con trẻ thì nảy sinh mối nghi ngờ vợ không chung thuỷ. → Vũ Nương bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, không thể giải toả nỗi oan khuất bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
- Các sự việc trên được kể theo trật tự tuyến tính, việc xảy ra trước, kể trước, việc xảy ra sau, kể sau.
Trả lời:
- Điều làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Trong Chuyện người con gái Nam Xương có nhiều chi tiết kì ảo gây ấn tượng, một trong số đó là chi tiết Phan Lang đêm nằm mộng thấy có người con gái áo xanh đến xin tha mạng. Sáng dậy, có người phường chài đem biểu một con rùa mai xanh, chàng nhớ lại câu chuyện nằm mơ, bèn thả con rùa ấy. Con rùa mai xanh đó chính là Linh Phi hoá thân. Sau này Phan Lang chạy giặc Minh, chết đuổi, thây dạt vào động rùa của Linh Phi, được Linh Phi cứu, đãi yến tiệc rồi gặp và trò chuyện với Vũ Nương dưới cung nước.
Trả lời:
-Khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và “quả quyết đổi giọng: … tôi tất phải tìm về có ngày”. Điều này cho thấy Vũ Nương còn nặng tình nặng nghĩa với chồng con, mặt khác, nàng cũng mong được giải oan, bảo toàn danh dự và nhân phẩm. Chi tiết này đã góp phần hoàn thiện nét đẹp của người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu, giàu lòng tự trọng.
Em hãy cho biết, hình ảnh núi Vọng Phu trong câu văn trên gợi nhắc đến điển tích, điển cố nào và việc sử dụng điển tích, điển cố đó có tác dụng gì.
Trả lời:
“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”. Hình ảnh núi Vọng Phu trong câu văn gợi nhắc đến điển tích núi Vọng Phu. Đó là câu chuyện nàng Tô Thị bồng con đợi chồng đến hoá đá, giữ trọn lòng thuỷ chung và tiết hạnh của mình. Việc sử dụng điển tích ở đây đã góp phần tô đậm thêm nỗi đau của Vũ Nương: xót xa khi nghĩ rằng ngay cả cái thân phận người đàn bà chờ chồng đến hoá đá như nàng Tô Thị, nàng cũng không mong có được vì đã mang tiếng xấu.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thế giới kì ảo hay khác: