SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 5 - Kết nối tri thức
Đọc từ câu đến câu trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK, tr. 14 – 15) và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 3 trang 5 - Kết nối tri thức
Bài tập 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc từ câu “Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ Nương và gạn hỏi duyên cớ” đến câu “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (SGK, tr. 14 – 15) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Các sự việc trong đoạn trích trên được kể theo trình tự nào?
Trả lời:
Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự tuyến tính, việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau, kể sau: Đầu tiên là việc Phan Lang gặp và nói chuyện với Vũ Nương, tiếp đó, ngày hôm sau Linh Phi sai sứ giả Xích Hỗn đưa Phan ra khỏi nước để trở về dương gian, Phan Lang đem chuyện kể lại với họ Trương, Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, Vũ Nương trở về trên bến Hoàng Giang nói lời cuối cùng với Trương Sinh sau đó quay trở lại cung nước.
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Cho biết Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào.
Trả lời:
Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh: Phan Lang được Linh Phi cứu, bày yến tiệc thết đãi. Trong buổi tiệc đó, Phan Lang gặp Vũ Nương.
Trả lời:
Câu nói của Vũ Nương: “Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.” đã góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm nét đẹp của Vũ Nương – người phụ nữ thuỷ chung, nhân hậu, nghĩa tình, không quên ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trả lời:
So với truyện cổ tích Vợ chàng Trương, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm đoạn kết kì ảo – cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương chốn cung nước; lần gặp mặt ngắn ngủi của Vũ Nương và Trương Sinh, sau đó là chia li vĩnh viễn. Cách kết truyện như vậy không thể xem là có hậu, bởi vì, mặc dù Vũ Nương đã được minh oan, nhưng vẫn không được sống cuộc đời hạnh phúc như nàng hằng khao khát và xứng đáng được hưởng.
Hãy cho biết câu văn trên nhắc đến điển tích, điển cố nào và việc sử dụng điển tích, điển cố đó có tác dụng gì.
Trả lời:
Câu “Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày” có nhắc đến điển tích “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam”. Ngựa Hồ là ngựa ở đất Hồ - phương bắc (Trung Quốc). Ngựa Hồ tuy về trung nguyên, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ lạnh giá mỗi độ đông về. Vì thế, mỗi khi có gió bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả, dù ở nơi đâu, ngựa Hồ vẫn hí lên. Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt - phương nam (phía nam của Trung Quốc). Dù ở đâu, chim Việt cũng luôn nhớ khí hậu ấm áp ở phương nam nên thường tìm cành cây phía nam để đậu. Như vậy, ở đây, nàng Vũ Nương dùng điển tích “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam” để bày tỏ: mặc dù ở nơi cung nước, có cuộc sống đủ đây, sung sướng, nàng vẫn luôn nhớ nhà, nhớ quê.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thế giới kì ảo hay khác: