SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 5 trang 6 - Kết nối tri thức


Đọc từ câu đến câu trong văn bản Dế chọi của Bồ Tùng Linh (SGK, tr. 20 – 21) và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 5 trang 6 - Kết nối tri thức

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc từ câu “Bỗng nghe tiếng dế gáy ngoài cửa, Thành giật mình vùng dậy nhìn thì dế vẫn còn sờ sờ, mừng rỡ chụp lấy” đến câu “Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng.” trong văn bản Dế chọi của Bồ Tùng Linh (SGK, tr. 20 – 21) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Liệt kê theo trật tự trước sau các sự việc được kể lại trong đoạn trích.

Trả lời:

Các sự việc tuần tự được kể trong đoạn trích: Bỗng nghe tiếng dế gáy ngoài cửa, Thành mừng rỡ chụp lấy, tuy khó khăn nhưng cuối cùng cũng bắt được. Thành thấy con dế hình dáng như con chó, định đưa nộp quan nhưng không yên tâm, bèn nghĩ cách cho chọi thử. → Nhân có gã thiếu niên trong thôn đem con dế tốt đến thách đấu, Thành cho chọi thử, kết quả đế của Thành đã cắn cổ đối thủ và thắng một cách ngoạn mục. → Chợt có con gà xông tới định mổ con dế của Thành, không ngờ sau một lát, con dế đã cắn chặt mào gà, khiến con gà ngã lăn ra. → Thành kinh ngạc bắt dế bỏ vào lồng.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy tác giả đã dùng yếu tố kì ảo để miêu tả con dế mà Thành mới bắt được?

Trả lời:

Chi tiết: Con dế kêu to một tiếng; Thành chụp thì thấy trống không như không có gì, nhưng giơ tay ra thì nó lại vọt lên; con dế cứ thoắt ẩn thoắt hiện; bắt được thì thấy nó có hình dáng như con chó; đối diện với một con dế to khoẻ từng nhiều lần thắng cuộc, nó không hề động đậy, nhưng khi bị chọc giận, nó nhảy vào cắn cổ địch thủ, thậm chí còn cắn chặt mào con gà khiến gà rướn cổ lăn ra. Một con dế như thế quả là khác thường, chưa từng thấy trên đời. Các chi tiết đó báo hiệu những sự lạ lùng tiếp theo sắp xảy ra và cái kết sẽ rất bất ngờ.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhìn thấy con dế mới xuất hiện, Thành có tâm trạng và hành động như thế nào? Tâm trạng và hành động đó cho thấy điều gì?

Trả lời:

- Trước đó, theo sự chỉ dẫn của bà đồng, Thành đã từng bắt được một con để quý. Nhưng con dế đó đã bị đứa con trai chín tuổi vô tình làm chết. Vì thế, khi nghe có tiếng dế gáy ngoài cửa, Thành mới “giật mình vùng dậy” rồi “mừng rỡ chụp lấy”. Thành cứ liên tục đuổi theo chụp con dế hết lần này đến lần khác, chưa bắt được thì “ngơ ngẩn” và khi bắt được thì “ngắm kĩ”, thấy “có vẻ như đế hay, bèn mừng giữ lại”.

- Tâm trạng và hành động của Thành cho thấy lúc này, điều hệ trọng nhất đối với nhân vật là làm sao có được con dế quý để nộp quan. Dù chưa biết con dế mới bắt được thực chất là như thế nào, nhưng có được dế là điều quan trọng, vì nó đem đến một niềm hi vọng.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Lí do nào khiến Thành quyết định cho dế của mình chọi với con dế xanh vỏ cua khoẻ mạnh của gã thiếu niên trong thôn? Trận đấu giữa hai con dế có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện?

Trả lời:

- Khi nhìn thấy con dế to lớn, khoẻ mạnh của gã thiếu niên, so sánh với con đế mà mình mới bắt được, Thành cảm thấy xấu hổ, không dám cho chọi thử. Nhưng gã thiếu niên cứ ép, khiến Thành nghĩ rằng: Nuôi con dế dở như thế này thì cũng vô ích, vậy cứ cho nó chọi thử để mua vui. Hẳn Thành chẳng hề tiếc nếu dế của mình bị con dế to khoẻ kia hạ gục.

- Tuy nhiên, nhờ trận đấu này mà con dế nhỏ của Thành mới có cơ hội bộc lộ khả năng kì lạ: không những cắn cổ con dế to khoẻ kia mà còn nhảy lên cắn cả mào gà khiến con gà ngã lăn ra. Chứng kiến những sự lạ lùng đó Thành mới dám đem nộp con dế nhỏ cho tri huyện. Mọi diễn biến sau này của câu chuyện đều được quyết định bởi “chiến tích” của con dế.

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Con dế nổi giận xông thẳng ra, lúc sắp đánh thì phùng cánh gáy lớn, rồi vểnh râu cong đuôi nhảy xổ tới cắn cổ địch thủ.

a. Giải nghĩa yếu tố thủ trong từ địch thủ.

b. Tìm một từ Hán Việt có yếu tố thủ đồng âm với thủ trong địch thủ và đặt câu có sử dụng từ đó.

Trả lời:

a. Thủ trong địch thủ có nghĩa là người giỏi một nghề hoặc chuyên một việc.

b.

- Phòng thủ là một từ Hán Việt có yếu tố thủ đồng âm với yếu tố thủ trong địch thủ. Thủ trong phòng thủ có nghĩa là giữ.

- Đặt câu có sử dụng từ phòng thủ: Khi đánh cờ, phải luôn biết phối hợp nhịp nhàng giữa tấn công và phòng thủ.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thế giới kì ảo hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: