Nếu p m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m^2 = p ∙ q Số m được gọi là


Nếu p, m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m = p ∙ q. Số m được gọi là trung bình nhân của p và q. Cho hai số p và q, nếu ta tìm được k số khác m, m, ..., m sao cho p, m, m, ..., m, q lập thành một cấp số nhân thì chúng ta nói rằng đã “chèn k trung bình nhân vào giữa p và q”. Hãy

Giải sách bài tập Toán 11 Bài 7: Cấp số nhân - Kết nối tri thức

Bài 2.30 trang 40 SBT Toán 11 Tập 1: Nếu p, m và q lập thành một cấp số nhân thì dễ thấy m2 = p ∙ q. Số m được gọi là trung bình nhân của p và q. Cho hai số p và q, nếu ta tìm được k số khác m1, m2, ..., mk sao cho p, m1, m2, ..., mk, q lập thành một cấp số nhân thì chúng ta nói rằng đã “chèn k trung bình nhân vào giữa p và q”. Hãy

a) Chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24;

b) Chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576.

Lời giải:

a) Theo định nghĩa, chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24 ta được cấp số nhân có số hạng đầu u1 = 3 và u2 + 2 = u4 = 24.

Do tính chất của cấp số nhân nên u4 = u1q3 = 3q3 = 24. Suy ra q = 2.

Khi đó u2 = 3 . 2 = 6, u3 = 6 . 12 = 12.

Vậy chèn hai trung bình nhân vào giữa 3 và 24 ta được cấp số nhân là: 3, 6, 12, 24.

b) Theo định nghĩa, chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân có u1 = 2,25 và u2 + 3 = u5 = 576.

Do tính chất của cấp số nhân nên u5 = u1q4 = 2,25q4 = 576. Suy ra q = ± 4.

+ Với q = 4, ta có u2 = 2,25 . 4 = 9; u3 = 9 . 4 = 36; u4 = 36 . 4 = 144.

Khi đó chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân 2,25; 9; 36; 144; 576.

+ Với q = − 4, ta có u2 = 2,25 . (− 4) = − 9; u3 = (− 9) . (− 4) = 36; u4 = 36 . (− 4) = − 144.

Khi đó chèn ba trung bình nhân vào giữa 2,25 và 576 ta được cấp số nhân 2,25; − 9; 36; − 144; 576.

Lời giải SBT Toán 11 Bài 7: Cấp số nhân hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: