X

SBT Toán 9 Cánh diều

Cho hình thang vuông ABCD góc A = góc D = 90 độ có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm


Cho hình thang vuông ABCD có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm.

Giải SBT Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn - Cánh diều

Bài 13 trang 106 SBT Toán 9 Tập 1: Cho hình thang vuông ABCD A^=D^=90° có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng AD.

b) Đường thẳng AD có tiếp xúc với đường tròn đường kính BC hay không? Vì sao?

Lời giải:

Cho hình thang vuông ABCD góc A = góc D = 90 độ có AB = 4 cm, BC = 13 cm, CD = 9 cm

Kẻ BH vuông góc với CD tại H, gọi I là trung điểm của đoạn thẳng BC, kẻ IK vuông góc với AD tại K, gọi M là giao điểm của IK và BH.

Do IK ⊥ AD nên AKI^=IKD^=90°.

ABCD là hình thang vuông có A^=D^=90° nên AB ⊥ AD, CD ⊥ AD.

Mà IK ⊥ AD nên IK // AB // CD.

Lại có BH ⊥ CD nên BH ⊥ IK tại M.

Tứ giác ABHD có A^=D^=H^=90°, suy ra ABHD là hình chữ nhật.

Tứ giác ABMK có A^=K^=M^=90°, suy ra ABMK là hình chữ nhật.

a) Do tứ giác ABHD là hình chữ nhật nên AD = BH và DH = AB = 4 cm.

Ta có: CH = CD ‒ DH = 9 – 4 = 5 cm.

Xét ∆BCH vuông tại H, theo định lí Pythagore, ta có: BC2 = BH2 + CH2

Suy ra BH=BC2CH2=13252=144=12 cm.

Vậy AD = BH = 12 cm.

b) Ta có đường tròn đường kính BC có tâm I và bán kính R=BC2=6,5 cm.

Khoảng cách từ tâm I đến AD là d = IK.

Do tứ giác ABMK là hình chữ nhật nên KM = AB = 4 cm.

Xét ∆BCH có I là trung điểm của BC và IM // CH nên IM là đường trung bình của tam giác, do đó IM=12CH=125=2,5  cm.

Ta có: IK = KM + IM = 4 + 2,5 = 6,5 cm.

Do đó d = IM = R = 6,5 cm.

Vậy đường thẳng AD tiếp xúc với đường tròn đường kính BC.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: