X

Trắc nghiệm Sinh 11 Cánh diều

Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật có đáp án


Haylamdo biên soạn và sưu tầm 50 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Sinh 11.

Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Chương 1: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật có đáp án

Câu 1:

Sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm sinh vật quang tự dưỡng?

A. Vi khuẩn lam.

B. Vi khuẩn oxi hóa hydrogen.

C. Vi khuẩn oxi hóa sắt.

D. San hô.

Xem lời giải »


Câu 2:

Sinh vật dị dưỡng thường được chia thành hai loại là

A. quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng.

B. sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

D. sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải.

Xem lời giải »


Câu 3:

Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm

A. hai giai đoạn là tổng hợp và phân giải.

B. ba giai đoạn là tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.

C. ba giai đoạn là chuyển hóa, biến đổi và tổng hợp năng lượng.

D. bốn giai đoạn là sản xuất, phân giải, tỏa nhiệt và huy động năng lượng.

Xem lời giải »


Câu 4:

Trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới, phần lớn năng lượng

A. được các sinh vật dự trữ.

B. được sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.

C. được giải phóng trở lại môi trường dưới dạng nhiệt.

D. được các sinh vật dự trữ và sử dụng cho các hoạt động sống.

Xem lời giải »


Câu 5:

Phát biểu nào không đúng khi nói về sinh vật tự dưỡng?

A. Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

B. Các sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất.

C. Các sinh vật tự dưỡng sử dụng năng lượng hóa học trong các chất hữu cơ.

D. Các sinh vật như nấm, vi khuẩn là các sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng.

Xem lời giải »


Câu 6:

Ở sinh vật đơn bào, quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng diễn ra ở

A. cấp độ tế bào, giữa tế bào với tế bào.

B. cấp độ tế bào, giữa tế bào với môi trường và trong tế bào.

C. cấp độ cơ thể, giữa tế bào với cơ thể.

D. cấp độ cơ thể, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể.

Xem lời giải »


Câu 7:

Cơ thể động vật không lấy từ môi trường sống chất nào sau đây?

A. Chất dinh dưỡng.

B. Nước .

C. Oxygen.

D. Carbon dioxide.

Xem lời giải »


Câu 8:

Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, thực vật thải ra môi trường những chất nào sau đây?

A. Chất khoáng và nước.

B. Chất khoáng và oxygen.

C. Nước và carbon dioxide.

D. Nước, carbon dioxide và oxygen.

Xem lời giải »


Câu 9:

Sự chuyển hóa NO3- thành NH4+ ở thực vật là ví dụ của dấu hiệu đặc trưng nào trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

A. Vận chuyển các chất.

B. Biến đổi các chất.

C. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

D. Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.

Xem lời giải »


Câu 10:

Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật?

A. Cung cấp nguyên liệu cho cơ thể sinh vật.

B. Cung cấp năng lượng cho cơ thể sinh vật.

C. Tạo ra nhiệt năng cung cấp nhiệt cho môi trường.

D. Giúp sinh vật tồn tại và phát triển.

Xem lời giải »


Câu 11:

Trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, con người đã thải ra môi trường những chất nào?

A. Chất dinh dưỡng, chất khoáng và carbon dioxide.

B. Nước tiểu, mồ hôi, oxygen.

C. Nước tiểu, mồ hôi, carbon dioxide.

D. Nước tiểu, mồ hôi, carbon dioxide và oxygen.

Xem lời giải »


Câu 12:

Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng tự dưỡng?

A. Tảo, san hô, bắp cải, cây phượng.

B. Tảo, nấm, san hô, bắp cải.

C. Con người, con thỏ, con cừu.

D. Tảo, vi khuẩn lam, cây dương xỉ.

Xem lời giải »


Câu 13:

Trẻ em có thể bị béo phì do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Do trẻ uống nhiều nước.

B. Do trẻ lười vận động.

C. Do trẻ biếng ăn, chán ăn.

D. Tất cả những nguyên nhân trên.

Xem lời giải »


Câu 14:

Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi?

A. Vì rau xanh và hoa quả tươi cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

B. Vì ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp chống lại tất cả các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

C. Vì rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp quá trình hấp thu, chuyển hóa các chất dễ dàng hơn.

D. Tất cả các đáp án trên.

Xem lời giải »


Câu 1:

Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong sinh khối tươi của mô thực vật?

A. Khoảng 30 – 40%.

B. Khoảng 40 – 50%.

C. Khoảng 50 – 70%.

D. Khoảng 70 – 90%.

Xem lời giải »


Câu 2:

Dinh dưỡng ở thực vật là

A. quá trình hấp thụ nước từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

B. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.

C. quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường trong cơ thể và sử dụng cho trao đổi chất ở thực vật.

D. quá trình hấp thụ và thải ra môi trường các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, sử dụng cho quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật.

Xem lời giải »


Câu 3:

Khi thiếu nguyên tố nitrogen, thực vật có triệu chứng điển hình nào sau đây?

A. Cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng.

B. Lá nhỏ, màu lục đậm; thân, rễ kém phát triển.

C. Lá hóa đỏ, mềm; rễ kém phát triển.    

D. Lá có vết lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá.

Xem lời giải »


Câu 4:

Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua

A. bề mặt các tế bào biểu bì của cây.

B. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào khí khổng.

C. bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.

D. chủ yếu ở tế bào khí khổng trên bề mặt lá.

Xem lời giải »


Câu 5:

Sự hấp thụ nước từ dung dịch đất vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. thụ động.

B. chủ động.

C. ngược chiều nồng độ.

D. thụ động và chủ động.

Xem lời giải »


Câu 6:

Trong con đường di chuyển của nước và khoáng qua gian bào, nhờ có đai Caspary mà

A. các ion khoáng được hấp thụ vào rễ một cách tối đa, hấp thụ tất cả các ion khoáng.

B. các ion khoáng được hấp thụ vào rễ một cách có chọn lọc cả về thành phần và số lượng.

C. nước và ion khoáng được giữ lại bên ngoài tễ bào.

D. nước và ion khoáng được hòa tan, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ.

Xem lời giải »


Câu 7:

Đâu không phải là động lực của dòng mạch gỗ?

A. Áp suất của rễ.

B. Sự thoát hơi nước ở lá.

C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

D. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan sử dụng.

Xem lời giải »


Câu 8:

Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

A. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là sucrose và một số chất như amino acid, hormone thực vật.

B. Sự vận chuyển trong mạch rây diễn ra theo một chiều từ rễ lên lá.

C. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng.

D. Nước có thể được vận chuyển theo chiều ngang từ mạch gỗ sang mạch rây và ngược lại.

Xem lời giải »


Câu 9:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

Xem lời giải »


Câu 10:

Khi tế bào khí không tích lũy các chất thẩm thấu, thành mỏng phía ngoài sẽ

A. hết căng và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị duỗi thẳng làm khí khổng đóng.

B. hết căng và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị duỗi thẳng làm khí khổng mở.

C. căng ra và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.

D. căng ra và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng đóng.

Xem lời giải »


Câu 11:

Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3-, hai dạng này có thể hình thành từ quá trình

A. phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3-.

B. cố định nitrogen tự do nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay cộng sinh với thực vật.

C. vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ.

D. Tất cả các quá trình trên.

Xem lời giải »


Câu 12:

Quá trình khử nitrate là quá trình chuyển hóa

A. NO3- thành NH4+.

B. NO3- thành NO2-.

C. NH4+ thành NO2-

D. NO2- thành NO3-.

Xem lời giải »


Câu 13:

Ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật là

A. giải độc cho tế bào khi lượng NO3- tích lũy quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật.

B. giải độc cho tế bào khi lượng NH4+ tích lũy quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật.

C. giải độc cho tế bào khi lượng NO3- tích lũy quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ nitrate cho tế bào thực vật.

D. giúp tổng hợp các keto acid, cung cấp cho tế bào thực vật.

Xem lời giải »


Câu 14:

Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng ứ giọt ở thực vật?

A. Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở các loài thực vật nhỏ, cây bụi thấp.

B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.

C. Hiện tượng ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.

D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.

Xem lời giải »


Câu 15:

Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết vì

A. các tế bào không được cung cấp chất dinh dưỡng nên bị chết.

B. mạch rây cấu tạo từ các tế bào sống nên mạch gỗ cần cấu tạo từ các tế bào chết.

C. giúp nước và ion khoáng di chuyển trong mạch thuận lợi hơn, chịu được áp suất lớn và chống nước rò rỉ ra ngoài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Xem lời giải »


Câu 1:

Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của các nhân tố là

A. nhiệt độ và ánh sáng.

B. nước trong đất và độ thoáng khí của đất.

C. hệ vi sinh vật vùng rễ.

D. Tất cả các nhân tố trên

Xem lời giải »


Câu 2:

Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm

A. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

B. tăng tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

C. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên cho sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

D. giảm tốc độ thoát hơi nước, tạo động lực đầu trên ngăn cản sự hấp thụ và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng.

Xem lời giải »


Câu 3:

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm

A. giảm cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.

B. tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp.

C. tăng cường độ thoát hơi nước, giảm cường độ quang hợp.

D. tăng cường độ thoát hơi nước, còn cường độ quang hợp không thay đổi.

Xem lời giải »


Câu 4:

Phát biểu nào sai khi nói về ảnh hưởng của hàm lượng nước trong đất đến sự hấp thụ nước và khoáng ở thực vật?

A. Hàm lượng nước trong đất thấp làm giảm sự xâm nhập của nước vào rễ.

B. Độ ẩm đất thấp làm giảm độ hòa tan của các chất khoáng trong đất, làm giảm sự hút ion khoáng của rễ cây.

C. Hàm lượng nước trong đất thấp làm tăng quá trình thoát hơi nước ở lá, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và ion khoáng trong cây.

D. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.

Xem lời giải »


Câu 5:

Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hấp thụ khoáng của thực vật?

A. Hệ vi sinh vật vùng rễ cạnh tranh dinh dưỡng với thực vật, giúp thực vật hấp thụ được các chất một cách có chọn lọc.

B. Hệ vi sinh vật vùng rễ luôn có tác động tích cực giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ khoáng của rễ.

C. Hệ vi sinh vật vùng rễ tham gia vào quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ, ảnh hưởng đến độ hòa tan của các chất khoáng.

D. Hệ vi sinh vật vùng rễ ảnh hưởng đến độ hòa tan các chất khoáng, làm cây trồng khó hấp thụ các chất khoáng hơn.

Xem lời giải »


Câu 6:

Cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt là

A. làm đất tơi xốp, giảm độ ẩm của đất, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

B. làm đất tơi xốp, bổ sung các vi sinh vật vào đất làm thúc đẩy hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển.

C. làm đất tơi xốp, giảm độ thoáng khí, giảm sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

D. làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí, tăng sự xâm nhập của nước vào rễ cây và tăng hấp thụ các ion khoáng vào rễ.

Xem lời giải »


Câu 7:

Cây sinh trưởng, phát triển bình thường khi

A. lượng nước hút vào nhỏ hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.

B. lượng nước hút vào lớn hơn hoặc bằng lượng nước thoát ra.

C. lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra.

D. lượng nước hút vào nhỏ hơn rất nhiều lượng nước thoát ra.

Xem lời giải »


Câu 8:

Khi cây chịu tác động của hạn hán, có thể hình thành phản ứng chống chịu nào sau đây?

A. Biến đổi hình thái.

B. Tích lũy chất thẩm thấu (proline, đường).

C. Loại bỏ sản phẩm gây độc.

D. Tất cả các phản ứng trên.

Xem lời giải »


Câu 9:

Biểu hiện của cây khi bị mất cân bằng nước là

A. cây còi cọc, lá có màu lục nhạt.

B. cây héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.

C. có vết đốm đen ở lá non.

D. lá nhỏ, mềm, chồi đỉnh bị chết.

Xem lời giải »


Câu 10:

Trong thí nghiệm chứng minh sự hút nước của rễ cây, đặt cây cần tây trong ống đong chứa dung dịch nào dưới đây thì màu sắc của lá chuyển sang màu đỏ?

A. Dung dịch xanh methylene.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch eosin.

D. Dung dịch NaOH.

Xem lời giải »


Câu 11:

Người ta sử dụng giấy tẩm dung dịch CoCl2 để xác định sự thoát hơi nước ở lá vì

A. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

B. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hút ẩm, khi quan sát sự thay đổi kích thước của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

C. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát tốc độ đổi màu của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

D. giấy tẩm dung dịch CoCl2 có tác dụng hấp thụ ánh sáng, khi quan sát sự thay đổi màu sắc khác nhau của giấy có thể xác định được tốc độ thoát hơi nước nhanh hay chậm.

Xem lời giải »


Câu 12:

Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, nhỏ dầu thực vật sao cho bao phủ kín bề mặt nước trong mỗi ống đong để

A. rễ cây có thể hấp thụ dầu.

B. rễ cây có thể hấp thụ được nhiều nước hơn.

C. tăng cường sự thoát hơi nước.

D. tránh sự thoát hơi nước.

Xem lời giải »


Câu 13:

Khi gặp nước mặn, cây bị héo chủ yếu là vì

A. sức hút nước của rễ lớn, gây mất cân bằng nước trong cây.

B. áp suất thẩm thấu của đất tăng, lớn hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

C. áp suất thẩm thấu của đất giảm, nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của rễ, làm rễ hút được nhiều nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

D. các ion Na+ và Cl- gây ngộ độc cho cây, làm rễ không hút được nước, gây mất cân bằng nước trong cây.

Xem lời giải »


Câu 14:

Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng

A. làm tăng số lượng tế bào khí khổng ở mặt dưới của lá.

B. làm phản xạ ánh sáng mặt trời, hạn chế việc ánh sáng đốt nóng lá cây.

C. tránh nhiệt độ cao làm hư hỏng các tế bào của lá.

D. giảm sự thoát hơi nước ở lá cây.

Xem lời giải »


Câu 15:

Vì sao nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cây héo và chết?

A. Vì cây sẽ phát triển quá mạnh, dễ bị nhiễm bệnh, dẫn đến héo và chết.

B. Vì bộ lá của cây phát triển mạnh, không đủ nguồn sáng cung cấp cho cây nên cây héo và chết.

C. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng cao so với trong rễ cây, rễ không hút được nước từ môi trường; đồng thời cây bị mất nước do thoát hơi nước, dẫn đến cây bị héo và chết.

D. Vì nồng độ chất tan của dung dịch đất tăng quá cao làm hệ vi sinh vật vùng rễ phát triển mạnh, làm chết bộ rễ, dẫn đến cây bị héo và chết.

Xem lời giải »


Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Cánh diều có đáp án hay khác: