Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.
• Các khâu xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói, bạn tiến hành như đã thực hiện ở Bài 1. Bài 6.
• Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với buộc tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại:
- Tên tác phẩm, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản.
- Một số ý về nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.
- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm và tác dụng của chúng.
- Nhận xét, đánh giá của bạn về tác phẩm.
• Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, bạn có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dần ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:
- Thông tin về tác phẩm, tác giả, bối cảnh,...
- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gắn với các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuẫn.
- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn,... (truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện kí, hồi kí, du kí,...), mâu thuẫn, xung đột, hành động, lời thoại (kịch),... kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.
- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.
• Bước luyện tập: thực hiện như ở các bài trước
Bước 2: Trình bày bài nói
Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:
• Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.
• Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
• Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).
• Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt,...
Bước 3: Trao đổi và đánh giá
• Trao đổi: Tiến hành như đã thực hiện ở các bài trước.
• Đánh giá: Cần tự đánh giá kĩ năng nói và nghe của bạn trong cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe.
Bài nói mẫu tham khảo:
Xin chào các bạn, các bạn có biết văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất
Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường
Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.