Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Đề bài:
Thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian thời gian nói
• Đề tài bài nói: Bàn về vấn đề này, bạn có thể trình bày những quan điểm sau:
+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên năng lực và sở thích cá nhân.
+Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp chủ yếu dựa trên nhu cầu của thị trường lao động.
+ Giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp theo sự tư vấn của gia đình.
Hãy chọn một trong những quan điểm nêu trên (hoặc một quan điểm khác) mà bạn cho là đúng đắn hoặc sai lầm để bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình của bạn.
• Mục đích nói: để thuyết phục người nghe đồng tình với quan điểm của bạn.
• Đối tượng người nghe: có thể là bạn học cùng lớp, thầy cô hoặc những người khác.
• Không gian và thời gian nói: có thể trình bày bài nói ở lớp học trong một thời gian quy định.
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Trong trường hợp này ý tưởng chính là quan điểm của bạn về vấn đề sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay, chẳng hạn quan điểm: giới trẻ hiện nay lựa chọn nghề nghiệp dựa trên năng lực và sở thích cá nhân. Ý tưởng này chính là vấn đề được nêu ra để bàn bạc, thảo luận nhằm đem lại nhận thức đúng đắn, từ đó dẫn đến hành động phù hợp cho cả người nghe và người nói. Để thu thập thông tin, bạn cần vận dụng hiểu biết, trải nghiệm của bản thân về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay, sử dụng một số thông tin từ các văn bản đọc và tìm thêm thông tin trên sách báo, Internet,...
Lập dàn ý
Thông tin đã thu thập cần được chọn lọc, sắp xếp thành dàn ý chi tiết. Việc phác thảo dàn ý chi tiết có thể dựa vào một số câu hỏi sau:
- Quan điểm của tôi về vấn đề này là gì?
- Những lí lẽ nào cần có để làm rõ cho quan điểm của tôi?
- Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho quan điểm của tôi?
- Có thể có những quan điểm nào trái ngược với quan điểm của tôi? Tôi cần trao đổi lại như thế nào?
- Thông điệp/ Lời kêu gọi hành động chính mà tôi muốn gửi đến người nghe qua bài thuyết trình là gì?
Luyện tập
Bạn hãy đối chiếu với bảng kiểm để tập thuyết trình cho khoa học. Cần lưu ý thêm một số nội dung sau:
- Luyện tập một mình bằng cách đứng trước gương hoặc luyện tập với bạn.
- Tập thói quen điều chỉnh giọng điệu (cao độ, âm lượng, tốc độ), kết hợp giọng điệu với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... sao cho phù hợp
- Kết hợp sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như tranh ảnh, video clip, sơ đồ, biểu bảng, số liệu,... sao cho phù hợp với nội dung bài nói.
- Dự kiến một số vấn đề mà người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời sao cho thuyết phục.
Bước 2: Trình bày bài nói
-Cần trình bày theo hệ thống dàn ý đã chuẩn bị.
- Khi trình bày cần có thái độ tự tin, tự nhiên và thân thiện.
- Giọng nói cần rõ ràng, rành mạch, ngữ điệu cần linh hoạt, phù hợp.
- Kết hợp các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để giúp bài nói thêm thu hút.
- Trong khi trình bày, có thể dùng lại tương tác với người nghe bằng cách nêu câu hỏi để mọi người cùng nhau suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi
Trong vai trò là người nói: lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý, làm rõ những điều người nghe còn thắc mắc. Khi tiếp nhận các câu hỏi và ý kiến phản biện, bạn cần có thái độ cầu thị, nghiêm túc. Có thể lựa chọn một số câu hỏi quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.
Trong vai trò là người nghe: bạn có thể nêu câu hỏi hoặc góp ý cho bạn mình về nội dung, hình thức trình bày. Có thể yêu cầu bạn giải thích, làm rõ những điều mình chưa hiểu hoặc có ý kiến khác. Khi trao đổi với nhau, cần tôn trọng các ý kiến khác biệt.
Đánh giá
Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe. Dựa vào bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá và góp ý cho bạn.
Bài nói tham khảo
Nghề nghiệp là một chủ đề cần thiết đối với mỗi con người khi đến tuổi trưởng thành, biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những mang lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc thế giới giúp cuộc sống của ta được thêm vào hơn với xã hội trong mọi thời đại. Mỗi một con người sinh ra lại có năng lực và trí tuệ khác nhau dẫn đến việc chọn ngành nghề của mỗi người mỗi khác.
Có những người muốn chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao, làm nhanh, có nhiều tiền và có những người mong muốn chọn cho mình một công việc ổn định, yên bình. Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau; chúng ta cũng cần cố gắng hết sức mình để hoàn thành trọn vẹn nhất có thể. Là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục tiêu rõ ràng rồi chăm chỉ học tập tập luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, trở thành một con người có ích cho quốc gia. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một bộ phận thanh niên nhỏ sống buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi rơi vào tệ nạn xã hội. Lại có những người chọn cho mình công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có gốc gốc,… gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc đời. Những công việc này không chỉ có hại đối với chính người làm mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hộ.
Chúng ta cần cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn cho mình một công việc nào đó vì nó sẽ đi theo ta, trang trải cho ta cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời.