Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói
• Đề tài: giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà bạn đã đọc và yêu thích (có thể giới thiệu về tác phẩm đã chọn trong bài viết).
• Mục đích nói: giúp người nghe hiểu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học đồng thời hiểu được ý kiến đánh giá của người nói về tác phẩm.
• Đối tượng người nghe có thể là bạn học cùng lớp, giáo viên. • Địa điểm giới thiệu, trao đổi có thể là trong lớp học hoặc trong một hội trường. Việc xác định những vấn đề trên giúp bạn chuẩn bị nội dung bài giới thiệu tốt hơn.
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
• Chọn một tác phẩm văn học mà bạn yêu thích và mong muốn giới thiệu, chia sẻ với người khác.
• Đọc kĩ tác phẩm để hiểu rõ nội dung và giá trị của tác phẩm đó.
• Ghi lại một số ý về:
- Tên sách/ tên tác phẩm/ tên nhà xuất bản, năm xuất bản.
- Nội dung tác phẩm: Đối với một tác phẩm truyền, ghi chép một số ý sau: nhân vật, cốt truyện, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Đối với một bài thơ, cần ghi chép một số ý về nội dung chính của từng khổ đoạn thơ, chủ đề, thông điệp.
- Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tác dụng của chúng.
- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm.
Lập dàn ý
Dựa vào những ý đã tìm, bạn có thể phác thảo dàn ý giới thiệu một tác phẩm văn học theo những gợi ý dưới đây:
Luyện tập
Dựa vào phiếu giới thiệu trên, bạn có thể luyện nói một mình hoặc với bạn bè.
Bước 2: Trình bày bài nói
Dựa vào phiếu giới thiệu, bảng kiểm (trang 25) và một số gợi ý sau để trình bày:
- Giới thiệu tên và nội dung tác phẩm:
Tác phẩm mà tôi muốn giới thiệu với các bạn có nhan đề..., được viết bởi nhà văn...; Câu chuyện xảy ra ở...; Truyện gồm các sự kiện sau...; Các nhân vật trong câu chuyện này gồm...; Nhân vật chính là...
Tác phẩm mà tôi muốn giới thiệu với các bạn có nhan đề..., được viết bởi nhà thơ..; Bài thơ này gồm... khổ thơ đoạn thơ; Trong khổ thơ thứ nhất, tác giả thể hiện... Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết về...; Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt cả bài thơ là...
- Giới thiệu những điểm nổi bật về nghệ thuật, chủ đề và thông điệp của tác phẩm: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong tác phẩm là...; Các biện pháp nghệ thuật đó góp phần thể hiện...; Chủ đề tác phẩm này là...; Tôi nhận thấy, qua tác phẩm này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về..
- Nhận xét, đánh giá về tác phẩm: Nét đặc sắc, thành công nổi bật của tác phẩm này, theo tôi là...; Sức hấp dẫn của tác phẩm được tạo nên từ..
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi
• Lắng nghe ý kiến và câu hỏi của người nghe.
• Trả lời và giải thích rõ ràng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
Đánh giá
Lần lượt đóng hai vai: người nói và người nghe. Dựa vào bảng kiểm duới đây để tự kiểm soát bài nói của mình và góp ý cho bạn.
Bài nói mẫu tham khảo
Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến, khi nói đến tình mẫu tử trong thơ, tôi nghĩ ngay đến bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Nỗi nhớ mẹ của chủ thể trữ tình trong bài thơ không phải là sự đau đớn, buồn thương da diết, nhưng lại cho thấy được tâm trạng hồi tưởng rất thật về hình ảnh người mẹ.
Chủ đề trong bài thơ Nắng mới là nỗi nhớ mẹ của chủ thể trữ tình. Người mẹ được hiện lên trong nỗi nhớ với những hình ảnh gần gũi, giản dị mà lại đẹp đẽ có phần lấp lánh: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội/ Áo đỏ người đưa trước giậu phơi; Nét cười đen nhánh sau tay áo/ Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa. Tôi đã bắt gặp nhiều hình ảnh người mẹ trong thơ văn. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi thấy hình ảnh người mẹ hiện lên một cách nhẹ nhàng, không khắc khổ, lam lũ. Không phải vì chủ thể trữ tình trong bài thơ này không nhớ mẹ, không yêu thương mẹ. Tình cảm ấy được thể hiện qua những từ ngữ như: não nùng, chập chờn, nhớ, chửa xóa mờ. Mới chỉ là những hình ảnh đẹp đẽ nhưng giản thị thôi đã khiến con người ta phải não nùng, chập chờn thì những hình ảnh khắc khổ, lam lũ sẽ khiến con người ta phải cảm thương đến nhường nào!
Sự chập chờn trong nỗi nhớ cho thấy đây là một nỗi nhớ thường trực, rất khó nguôi ngoai, hết kỉ niệm này, lại đến kỉ niệm khác hiện về. Không chỉ thể hiện nỗi nhớ của người con qua từ ngữ, nhà thơ Lưu Trọng Lư còn thể hiện nỗi nhớ ấy qua cách ngắt nhịp ở khổ thơ đầu. Cách ngắt nhịp chủ yếu của cả khổ thơ là 2/2/3 hoặc 2/5 thì lại xuất hiện một câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 như sự xen vào, như một sự chập chờn. Ở đây, ta thấy được hình thức nghệ thuật trong bài thơ đã góp phần thể hiện chủ đề của nó.
Như vậy, có thể thấy bài thơ Nắng trưa là một bài thơ hay, hay cả về nội dung lẫn hình thức. Đọc xong bài thơ, tôi cũng bỗng nghĩ đến mẹ mình, muốn đỡ đần mẹ để hình ảnh của mẹ luôn là sự vui tươi, nhẹ nhàng, đẹp đẽ, thanh thoát