Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 90 Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 10 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 90 Tập 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.
Soạn bài Tri thức ngữ văn lớp 10 trang 90 Tập 2
1. Mục đích oà quan điểm của người viết trong căn bản nghị luận
+ Mỗi văn bản được viết ra đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích của căn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.
+ Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận, thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề, hiện tượng ấy.
2. Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận
+ Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải tình cảm, cảm xúc của người viết. Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.
3. Lỗi về mạch lạc, liên kết trong văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
Tương tự như các câu trong một đoạn văn, các đoạn văn trong một văn bản cũng cần liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. Ngoài những lỗi giống như lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn (xem Tri thức tiếng Việt, bài Tạo lập thế giới), trong văn bản còn có những lỗi khác như:
• Lỗi không tách đoạn
Các ý không được tách ra bằng cách chấm xuống dòng (dấu hiệu hình thức). Ví du:
(1) Không gian và thời gian của thần thoại có những nét đặc biệt. (2) Không gian là thế giới đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể. (3) Thời gian mang tính cổ sơ, vĩnh hằng mà không xác định. (4) Nhân vật thần thoại là các vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới. (5) Các nhân vật này thường có tính cách đơn giản, một chiều.
Cách chỉnh sửa: Tách đoạn bắt đầu từ câu (4).
• Lỗi tách đoạn tuỳ tiện
Ví dụ:
(1) Dịch Coid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của những người nghèo càng thêm chật vật. (2) Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn này, đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa để chia sẻ gánh nặng với họ.
(3) Đó là sự xuất hiện của “cây ATM gạo”, quán ăn từ thiện, điểm cấp phát khẩu trang và nước sát khuẩn miễn phí,... (4) Chưa bao giờ truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt Nam lại được thể hiện rõ như lúc này.
Cách chỉnh sửa: Không tách đoạn mà chỉ viết một đoạn, tức là viết câu (3) ngay sau câu (2).