X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 59 - ngắn nhất Kết nối tri thức


Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 59 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 12 dễ dàng hơn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 12 trang 59 - Kết nối tri thức

Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc một bài thơ trung đại Việt Nam, nêu đề tài, chủ đề, thể thơ và chỉ ra một vài biểu hiện của phong cách cổ điển được thế hiện trong bài thơ đó.

Trả lời:

- Bài thơ: Thương vợ - Tú Xương

- Đề tài: người phụ nữ

- Chủ đề:  viết về người vợ

- Thể thơ: thất ngôn bát cú

- Yếu tố thể hiện phong cách cổ điển trong bài thơ:

+ Ca dao: Hình ảnh con cò nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả.

+ Bài thơ: Hình ảnh con cò nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn: thay con cò bằng thân cò gợi nỗi đau thân phận, nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân

+  Vận dụng thành ngữ: Năm nắng mười mưa, Nắng mưa: sự vất vả, Năm mười: số lượng phiếm chỉ, số nhiều, số đếm tăng dần, tạo nên một thành ngữ chéo vừa cho thấy sự vất vả, gian truân vừa cho thấy đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú.

Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Giới thiệu một bài thơ có phong cách lãng mạn và chỉ ra một số biểu hiện nổi bật của phong cách đó trong bài thơ.

Trả lời:

- Bài thơ: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

- Biểu hiện phong cách lãng mạn:

+ Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng lãng mạn, thể hiện qua nỗi buồn thương da diết và tình yêu say đắm của tác giả dành cho quê hương Vĩ Dạ.

+ Hình ảnh thơ mơ hồ, ảo ảnh: vườn ai, khóm trúc, thuyền ai, tiếng chuông, bóng trăng.

+ Giọng điệu: Giọng điệu tha thiết, bâng khuâng, thể hiện nỗi buồn thương da diết của tác giả.

+ Ngôn ngữ thơ: Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm, giàu sức gợi hình.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hóa.

Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tìm đọc một bài thơ có yếu tố siêu thực (chẳng hạn, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tì bà của Bích Khê, Lá diêu bông của Hoàng Cầm,...). Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một số hình ảnh siêu thực trong bài thơ đó.

Trả lời:

- Bài thơ: Tình ca ban mai (Chế Lan Viên), sử dụng yếu tố tượng trưng:

+ Hình ảnh ban mai:

Ý nghĩa thực: Ánh sáng đầu tiên của một ngày, khi mặt trời vẫn còn nằm dưới đường chân trời, chỉ có những tia nắng chiếu rọi khắp nhân gian. Nắng ấy, gọi là nắng mới.

Ý nghĩa biểu tượng: Khởi đầu tinh khôi, có sức mạnh của sự thanh tẩy, mang tới những điều tốt lành. Trong bài thơ, ban mai gợi ra quãng thời gian rực rỡ, nồng nàn, hạnh phúc, tươi đẹp nhất trong tình cảm của anh - em.

+ Hình ảnh hoa em:

Ý nghĩa thực: Em về mang theo những đóa hoa đủ màu sắc, rực rỡ trong ánh nắng mai.

Ý nghĩa biểu tượng: Giữa ánh nắng rực rỡ của buổi sớm, em chính là bông hoa đẹp nhất, rực rỡ, nổi bật nhất. Chính em là người làm cho sự sống quay trở về trong khu vườn tình của chúng ta.

Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): So sánh, đánh giá hình tượng người lính được thể hiện trong tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng) và một bài thơ cùng đề tài mà bạn đã được học hoặc đọc thêm.

Trả lời:

So sánh hình tượng người lính trong bài thơ Tây TiếnĐàn ghi ta của Lor-ca:

1. Vài nét về Tác giả, tác phẩm:

- Bài Tây Tiến và tác giả Quang Dũng

- Bài Đàn ghi ta của Lor-ca và nhà thơ Thanh Thảo

2. Phân tích

- Bi là buồn, tráng là hào hùng, hùng tráng. Chất bi tráng hoà quyện vào nhau. Cái bi là sự gian khổ, hi sinh nhưng không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu hào hùng, màu sắc tráng lệ.

- Giống nhau:

+ Đều là những hình tượng được sáng tạo bởi những người trí thức, nghệ sĩ đa tài.
+ Người lính Tây Tiến và Lor-ca là những con người có tài năng, phóng khoáng, yêu tự do, anh dũng đấu tranh cho tự do và sẵn sàng hi sinh cho những lí tưởng cao đẹp.
+ Đều có tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, có trái tim nhạy cảm, yêu đời với những nỗi nhớ da diết nồng nàn.

+ Cái chết của người lính Tây Tiến và Lor-ca đều mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng vượt lên trên hiện thực khốc liệt, bi thảm. Cuộc đời và vẻ đẹp tâm hồn của họ có sức sống bất tử với đất trời và trong lòng người.

- Khác nhau:

+ Người lính Tây Tiến: Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên chân dung người lính được đặt trong khung cảnh miền Tây vừa hoang sơ dữ dội, lại vừa hết sức thơ mộng. Ngòi bút của nhà thơ chú trọng đến những nét độc đáo khác thường làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.

+ Thanh Thảo đã khắc họa thành công bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội đa sắc màu của Tây Ba Nha. Tây Ban Nha như một đấu trường khổng lồ. Giây phút bi phẫn nhất của Lor-ca  đó là khi ông bị bọn phát xít Phrăng-cô giết, ném xác xuống giếng để phi tang. Báo chí Tây Ban Nha nói vụ giết Lor-ca vẫn là một trong những vết thương chưa lành ở Tây Ban Nha. Tây Ban Nha trở nên kinh hoàng khi nghe tin Lor-ca  bị giết hại. Tuy nhiên, Lor-ca không hề chìm trong bi thương, bi luỵ. Bài thơ viết về sự hi sinh của Lor-ca một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng. Cái chết hợp trời đất và lòng người nên thiêng liêng và bất tử. So sánh âm thanh tiếng đàn – vô hình với cỏ – hữu hình, đó là một điều đặc biệt. Hình ảnh thơ biểu trưng cho sự bất diệt của người nghệ sĩ và nghệ thuật chân chính. Lor-ca ra đi nhưng nghệ thuật, vẻ đẹp tâm hồn của ông sẽ sống mãi kiên cường.

- Đánh giá:

+ Quang Dũng và Thanh Thảo gặp nhau ở tư tưởng lớn, bất tử vẻ đẹp bi tráng của những con người sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân loại.

+ Quang Dũng và Thanh Thảo là những nhà thơ có phong cách nghệ thuật tài hoa độc đáo.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác: