Top 20 đoạn văn Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (siêu hay)
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 20 đoạn văn Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 1)
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 2)
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 3)
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 4)
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 5)
- Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (mẫu 6)
Top 20 đoạn văn Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm (siêu hay)
Đề bài: Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về", em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng "rì rầm" ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 1
Đất nước Việt Nam là đất nước của những người dũng cảm, kiên cường chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Đêm đêm, “rì rầm trong tiếng đất” là lời nói của cha ông từ nghìn xưa vọng về nhắn nhủ con cháu. -Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta hãy ghi nhớ và phát huy truyền thống bất khuất của cha ông từ “những buổi ngày xưa” (những ngày tháng đầy vẻ vang và đáng tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 2
- Đoạn thơ trên nói về những người anh hùng của dân tộc, mặc dù họ đã hy sinh nhưng họ sẽ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, tiếng nói của họ vẫn vang vong đâu đây bên người dân.
- Hai dòng thơ cuối nói lên rằng những người anh hùng của dân tộc vẫn luôn lắng nghe, dõi theo đất nước. Giọng nói của họ vẫn luôn tồn tại, không một ngày nào không lên tiếng. Thể hiện lòng yêu nước của các vị anh hùng, mặc dù đã hy sinh, những họ vẫn luôn hướng về nước nhà, đồng thời thể hiện niềm kính trọng, biết ơn của nhân dân ta đối với các vị anh hùng
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 3
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”. Đây chính là tiếng của cha ông, của lịch sử, của hồn đất, hồn nước. Tiếng nói ấy kết tinh từ truyền thống bất khuất kiên cường “Nước những người chưa bao giờ khuất”, trở thành hồn thiêng sông núi, nhắn nhủ âm thầm bền bỉ, truyền trao đời đời cho các lớp cháu con. Chúng ta có thể nghe thấy lời nhắc nhớ về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.Thể hiện niềm tự hào về những gì cha ông đã làm nên. Đồng thời nhắn nhủ, truyền trao trách nhiệm của cha ông cho lớp lớp cháu con và bày tỏ niềm tin tưởng vào tương lai của đất nước sẽ được các thế hệ sau tiếp tục: “Mang Đất Nước đi xa / Đến những tháng ngày mơ mộng” (Nguyễn Khoa Điềm),...
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 4
Hai câu thơ là một sự khám phá về nghệ thuật sâu sắc, độc đáo của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Từ “rì rầm” vừa miêu tả cảm nhận bằng thính giác, vừa miêu tả cảm nhận bằng linh giác. Đồng thời đó cũng là tiếng gọi của quá khứ “hồn núi sông ngàn năm” thiêng liêng trở về hiện tại. Mạt khác, nhà thơ còn nói lên được hai đặc tính quý báu của ông cha ta là: không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước kẻ thù, trước nghịch cảnh (những người chưa bao giờ khuất) và luôn quan tâm đến thế hệ mai sau “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất’’ để chuyện trò to nhỏ, đều đều, nhắc nhở con cháu không dứt lời. Đó cũng chính là hai đặc tính rất đáng nâng niu, trân trọng của một dân tộc anh hùng, hiên ngang, kiên cường, nhân ái, giản dị, cần cù, chất phác.
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 5
Những lớp người đã ngã xuống sẽ có lớp khác đứng lên. Hiện tại đáng quý và càng đáng quý hơn khi nhớ đến quá khứ, vì có sự hy sinh của quá khứ mới có được hiện tại ngày hôm nay. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. “Đêm đêm” đã gợi một khoảng thời gian dài như một dòng chảy thời gian xuyên suốt bốn nghìn năm của lịch sử. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Cảm nhận lời nhắn nhủ trong tiếng vọng rì rầm - mẫu 6
“Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”
Âm thanh rì rầm đêm đêm trong lòng đất vọng từ nghìn xưa vọng tới mai sau. "Rì rầm" là một từ láy tượng thanh rất gợi cảm. Nó không ồn ào vang động, vang xa nhưng liên tục đều đặn như dòng suối chảy bất tận. "Rì rầm" trong lòng đất "đêm đêm" còn gợi lên không khí thầm lặng thiêng liêng. "Đất" là hình ảnh tượng trưng cho đất nước, của sự khổng lồ, vĩnh hằng. "Đất" cũng là cái được dựng lên từ mồ hôi nước mắt, kể cả xương máu của biết bao thế hệ cha ông. Với hình ảnh thơ độc đáo này, tác giả đã hình tượng hóa được truyền thống anh hùng của đất nước thành một hình ảnh đầy sức sống, đầy mạnh thầm lặng, thiêng liêng và vững bền muôn thuở, trở thành nhịp đập của con tim lịch sử Việt Nam bất khuất anh hùng.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
- Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
- Tưởng tượng một “người đi xa" trong bài thơ đã “nhớ lối trở về" quê hương vào “mùa hoa mận". Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy.
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.