Câu hỏi bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa chọn lọc - Ngữ văn lớp 10
Câu hỏi bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.
Câu hỏi: Người than thân trong bài ca dao số 1 và số 2 là ai và thân phận họ như thế nào?
Trả lời:
Hai lời than thân này đều có hình thức mở đầu là cụm từ "thân em như…." kèm theo một âm điệu ngậm ngùi, xót xa.
Đây là lời của cô gái đang trong độ tuổi xuân thì. Họ khao khát hạnh phúc nhưng họ không tự quyết định được số phận và cuộc đời của mình.
Bài ca dao là những ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu hỏi: Em có cảm nhận gì về những thân phận trong bài ca dao số 1 và số 2 qua mỗi hình ảnh?
Trả lời:
– Bài ca 1: người phụ nữ – tấm lụa đào.
+ Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)
– Bài ca 2: người phụ nữ – củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)
+ Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân
+ Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.
+ Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.
Trả lời:
- Bài ca dao mở đầu bằng: Trèo lên cây khế nửa ngày... (dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng từ một sự việc bên ngoài).
- Lối mở đầu này cũng đã thành mô típ trong ca dao: Trèo lên cây bưởi hái hoa..., Trèo lên cây gạo cao cao... thường được dùng trong trường hợp người con trai thất tình, lỡ duyên.
- Từ "Ai" ở đây là đại từ, có thể là cha mẹ hai bên ngăn cản, là những hủ tục phong kiến, hay có khi là chính người tình…
- Câu ca như lời trách móc, vì lí do nào đó khiến tình duyên đôi lứa lỡ dở. Nỗi buồn, nỗi chua xót dành cho người ở lại
Trả lời:
– Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
– Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn của con người.
Trả lời:
Các thủ pháp diễn tả tình thương nhớ trong bài ca dao và tác dụng:
- Ẩn dụ và hoán dụ
+ Chiếc khăn ẩn dụ cho việc gửi gắm nỗi lòng, tình cảm của cô gái tới chàng trai, chiếc khăn còn là hiện thân của cô gái
+ Đôi mắt: hoán dụ nỗi lòng thao thức vì thương nhớ.
- Phép điệp (lặp từ ngữ)
+ “Khăn thương nhớ ai”: được lặp nhiều lần, nhằm nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ.
+ Nỗi nhớ có nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau.
- Câu hỏi tu từ “khăn thương nhớ ai- khăn rơi xuống đất? / Đèn thương nhớ ai- Mà đèn chẳng tắt? / Mắt thương nhớ ai- Mà mắt không yên?”
Tình cảm, sự nhớ nhung, bồn chồn vì người yêu thể hiện trong mọi hoạt động, mọi khung cảnh.
- Những câu thơ ngắn gồm 4 tiếng: thôi thúc, diễn tả tâm trạng bồn chồn.
- Kết hợp với câu lục bát nhằm làm nổi bật sự mong ngóng, trông chờ tới khắc khoải của người con gái.
Trả lời:
+ Chiếc cầu: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sự nối kết khoảng cách tình cảm giữa con người với con người.
+ Chiếc cầu- dải yếm là hình tượng độc đáo, kì lạ trong ca dao, thể hiện khát vọng tình cảm mặn nồng của nam nữ
+ Chiếc cầu phản ánh ước mơ chính đáng của các cặp đôi yêu nhau, đó cũng là ý tưởng táo bạo của cô gái.
Trả lời:
Cặp hình ảnh ẩn dụ quen thuộc trong ca dao truyền thống gừng cay- muối mặn.
+ Được xây dựng từ hình ảnh thực chỉ gia vị trong bữa ăn hằng ngày.
+ Hình ảnh nghệ thuật có tính sóng đôi, biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống- tình nghĩa thủy chung gắn bó son sắt.
+ Bài ca dao nói về tình nghĩa thủy chung, hướng nhiều tới tình nghĩa vợ chồng son sắt, thủy chung.
– Ba năm, chín tháng: sự bền lâu, vĩnh cửu.
Ba vạn, sáu ngàn ngày là 100 năm: trọn kiếp, suốt đời, vĩnh hằng.
→ Bài ca dao là câu hát thủy chung, nghĩa tình hướng tới tình cảm vợ chồng mặn nồng, son sắt.
Trả lời:
Những biện pháp nghệ thuật mà ca dao thường sử dụng:
+ Sự lặp lại mô thức mở đầu bài ca: Thân em như..., Ai làm, Chiều chiều…
+ Những hình ảnh trở thành biểu tượng trong ca dao: Cái cầu, bến nước, con thuyền, tấm khăn, ngọn đền, gừng cay - muối mặn, ...
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào..., củ ấu gai...
+ Thời gian và không gian nghệ thuật có sức gợi cảm
+ Thể thơ lục bát; lục bát biến thể; song thất lục bát (biến thể).
+ Các mô típ thời gian ly biệt, không gian xa xôi cách trở, về tình yêu bị ngăn cách...
Câu hỏi: Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, ca dao lại dùng hình ảnh muối – gừng.
Trả lời:
Muối và gừng là hai hình ảnh nghệ thuật cũng được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong đời sống (những gia vị trong bữa ăn). Gừng có vị cay nồng nhưng thơm, muối có vị mặn đậm đà.
Từ hai ý nghĩa ấy, gừng và muối đã được chọn để biểu trưng cho hương vị của tình người trong cuộc sống - tình nghĩa thủy chung gắn bó sắt son.
Câu hỏi: Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’
Trả lời:
– Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
– Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
– Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
– Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày
– Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.
Trả lời:
Câu thơ: “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” (Nguyễn Khoa Điềm) lấy ý từ ca dao nhưng sáng tạo vượt bậc khi tình cảm nam nữ hòa quyện vào tình yêu đất nước.