Câu hỏi bài Ra-ma buộc tội chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Ra-ma buộc tội chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ra-ma buộc tội Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ra-ma buộc tội này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Ra-ma buộc tội chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, sau khi chiến thắng, Rama và Xita gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người. Công chúng đó bao gồm những ai?

Trả lời:

Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ.

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, hoàn cảnh Rama gặp lại Xita đã tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta?

Trả lời:

    - Hoàn cảnh tác động tới tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma:

    + Ra-ma ở với tư cách chồng, tư cách đức vua, người anh hùng buộc Ra-ma dù yêu thương vợ vẫn phải giữ bổn phận người đứng đầu cộng đồng.

    + Thấy vợ với khuôn mặt bông sen đứng trước mặt lòng Ra-ma đau như cắt

    + Sợ tai tiếng, chàng nói với nàng những lời lạnh nhạt

    + Những lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của nàng.

- Xi-ta với tư cách là vợ Ra-ma, hoàng hậu của trăm dân:

    + Xi-ta như muốn giấu mình đi vì xấu hổ

    + Nàng khiêm nhường trước Ra-ma

    + Nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình, nàng xót xa, tủi hẹn

- Nỗi đau của Xi-ta là nỗi đau đánh mất danh dự của con người trước cộng đồng

- Xi-ta thay đổi cách xưng hô từ thân mật tới xa cách: chàng – thiếp, Đức vua, Người- ta

- Xi- ta bước vào ngọn lửa cầu xin thần lửa bảo vệ và chứng minh cho tấm lòng trong sạch của nàng.

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xita vì động cơ gì?

Trả lời:

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, Ra-ma ruồng bỏ Xita vì lý do gì?

Trả lời:

Ra-ma ruồng bỏ Xi-ta vì:

    - Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

    - Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, những lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần nào trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng?

Trả lời:

Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

    + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân

Những lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng là của một đức vua cao quý, anh hùng (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, ...)

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, thái độ của Ra-ma như thế nào khi Xi-ta bước lên giàn lửa.

Trả lời:

Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, Ra-ma cũng căng thẳng vô cùng. Đó cũng là một thử thách dữ dội đối với Ra-ma bởi chàng không thể nghĩ rằng hành động của Xi-ta lại quyết liệt như vậy. Trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vì thế mà: “Vào lúc đó, chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết”.

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, ở lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém?

Trả lời:

Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng.

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, Xi-ta nhấn mạnh điều gì về sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng?

Trả lời:

Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng: Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế.

Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.

Câu hỏi: Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khẩn thần A-nhi của nàng Xi-ta trong “Ra-ma buộc tội”?

Trả lời:

Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Nàng cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình và bước vào lửa, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng. Qua đó khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

    – Vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ:

       + Thần tượng trưng cho sự bất tử, sự hiện sinh, cai quản cõi người trong văn hóa Ấn Độ.

       + Lời cầu khấn của Xi-ta chứng tỏ nàng tin tưởng vị thần Lửa, tin vào sự che chở, minh chứng.

       + Thần lửa quan trọng trong tâm thức, tín ngưỡng của người Ấn Độ, vị thần tối cao, mang lại sức mạnh siêu nhiên.

Câu hỏi: Trong “Ra-ma buộc tội”, công chúng có thái độ như thế nào khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa?

Trả lời:

Thái độ của công chúng:

    + Dân chúng xúc động, đau xót (ai nấy, già trẻ đau lòng đứt ruột xem Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa)

    + Các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương

    + Các loài Rắc-xa-na lẫn Ra-na-ra khóc vang trời.

Câu hỏi: Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa: thể hiện quan niệm của người Ấn Độ về phẩm chất đạo đức, về người anh hùng- đấng minh quân và người phụ nữ lí tưởng.

Câu hỏi: Nét nổi bật về nghệ thuật của đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là gì?

Trả lời:

    - Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động.

    - Sử dụng hình ảnh, điển tích, ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu yếu tố sử thi.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: