Soạn bài Cuộc gặp gỡ tình cờ - Chân trời sáng tạo
Haylamdo soạn bài Cuộc gặp gỡ tình cờ Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Soạn bài Cuộc gặp gỡ tình cờ - Chân trời sáng tạo
* Nội dung chính: Cuộc gặp gỡ tình cờ của Ô-sê-ki đã giúp nàng thấu hiểu cuộc sống của mình và những người chung quanh.
* Hướng dẫn đọc
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Liệt kê những sự kiện chính của văn bản.
Trả lời:
Các sự kiện chính của văn bản:
- Ô-sê-ki bỏ nhà ra đi và nghe lời khuyên của cha mẹ đã quay về nhà.
- Cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê
- Ô-sê-ki đón xe khác và chào tạm biệt Rô-ku-nô-sê
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Qua văn bản, bạn nhận thấy thân phận của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-sê có gì giống và khác nhau? Dựa vào đâu bạn cảm thấy như vậy?
Trả lời:
- Điểm giống và khác nhau giữa hân phận của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-sê:
+ Giống nhau: Quen biết nhau từ nhỏ, đem lòng yêu mến nhau, nhưng phải lấy người khác.
+ Khác nhau: Ô-sê-ki làm dâu nhà quan còn Rô-ku trở thành một người phu xe.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn nhận xét gì về tính cách của Ô-sê-ki và Rô-ku-nô-su-kê?
Trả lời:
- Tính cách Ô-sê-ki: Ô-sê-ki là một người phụ nữ dịu dàng, nghe lời cha mẹ nhưng cũng rất dũng cảm.
- Tính cách Rô-ku: Rô-ku là một người con trai chung thủy, giàu tình cảm nhưng không dám thổ lộ với Ô-sê-ki.
Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, văn bản trên chủ yếu được sáng tác theo phong cách nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện của phong cách đó.
Trả lời:
- Văn bản trên chủ yếu được sáng tác theo phong cách hiện thực.
- Biểu hiện: Miêu tả lát cắt trong đời một người phụ nữ, cho thấy tình cảnh chung của nhiều người phụ nữ Nhật thời đó.
Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét vè giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ gợi ra từ văn bản.
Trả lời:
Giá trị nhận thức thể hiện ở việc tác phẩm văn học mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và về chính bản thân mình (tự nhận thức). Giá trị giáo dục thể hiện ở khả năng hình thành nơi người đọc những phẩm chất đạo đức, có thể thay đổi thế giới quan, nhân sinh quan. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học thể hiện ở khả năng thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp, phát triển năng lực, thị hiếu về cái đẹp cho người đọc.