X

Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Lão Hạc - Chân trời sáng tạo


Haylamdo soạn bài Lão Hạc Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Lão Hạc - Chân trời sáng tạo

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 31 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy hình dung khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ sẽ có cách phản ứng như thế nào?

Trả lời:

Khi con người rơi vào tình cảnh nghèo đói, túng quẫn, họ có thể buông xuôi, phó mặc cuộc đời, có người ngốc ngếch tìm đến cách kết liễu cuộc sống; nhưng cũng có người vượt lên trên khó khăn để có một cuộc sống tốt.

* Đọc văn bản

1. Suy luận: Câu chuyện trong đoạn này được kể qua điểm nhìn của ai?

Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật tôi – ông giáo

2. Theo dõi: Đây là lời kể của ai?

Đây là lời kể của ông giáo

3. Suy luận: Bạn nghĩ gì về tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con qua đoạn văn này?

Tình cảm, thái độ của lão Hạc dành cho con: Ông già gầy gò hằng ngày vẫn sống ở đó, quyết tâm giữ mảnh vườn, ngôi nhà của mình cho thằng con trai. Ông mong những điều tốt đẹp sẽ đến với con trai của mình. Hằng ngày, lão vẫn mong mỏi đứa con nơi phương xa.

4. Suy luận: Đoạn văn này cho thấy lão Hạc là người như thế nào?

Lão Hạc là người hết mực yêu thương con chó vàng, coi nó như một người bạn; đau khổ, day dứt của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

5. Theo dõi: Đây là lời của nhân vật “tôi” hay lão Hạc

Đây là lời của nhân vật tôi

6. Liên hệ: Bạn có đồng tình với suy nghĩ của ông giáo về lão Hạc trong đoạn này

Không đồng tình với suy nghĩ của ông giáo vì lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, một người thương con, day dứt vì bán chó, ngại nhờ cậy hàng xóm thì không thể nào theo gót Binh Tư được.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Thể hiện số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân.

Soạn bài Lão Hạc | Hay nhất Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tóm tắt cốt truyện Lão Hạc.

Trả lời:

Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi con chó Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư.

Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu một số nét tính cách của nhân vật lão Hạc và cho biết:

a. Lão Hạc tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội đương thời?

b. Hoàn cảnh sống đã tác động như thế nào đến số phận, tính cách của nhân vật?

Trả lời:

- Nét tính cách của nhân vật lão Hạc: Lão Hạc là một người nông dân có mảnh đời vô cùng nghèo khổ, bất hạnh nhưng lại luôn giữ được nhân cách trong sạch, tâm hồn thanh cao.

a. Lão Hạc đại diện cho tầng lớp người nông dân nghèo khổ, túng quẫn trong xã hội đương thời.

b. Hoàn cảnh sống đã tác động đến tính cách của nhân vật Lão Hạc.

- Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.

- Là con người có lòng tự trọng rất cao.

- Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sống của con - một sự hi sinh cao cả.

- Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.

Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản.

Trả lời:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Điểm nhìn: Điểm nhìn từ nhân vật tôi

à Tác dụng:

+ Là người gần gũi, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do ông giáo thuật lại sẽ trở nên chân thực, giàu cảm xúc.

+ Việc kể ở ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt.

Câu 4 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc? Vì sao một người gần gũi, thân tình với lão Hạc như nhân vật ông giáo mà vẫn có lúc không hiểu hoặc hiểu lầm lão Hạc?

Trả lời:

- Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc: Lão Hạc vì chết là vì muốn dành tất cả những tài sản cho con. Ở trong con người lão chất chứa một tình yêu thương con cao cả, cũng chính tình yêu đó đã đẩy lão đi đến đường cùng, tìm đến cái chết trong sự bất lực. Vì đó mà lão quyết không động đến số tiền bao nhiêu năm tích góp được để dành cho con cưới vợ, lão kiếm được gì ăn nấy, rồi đến khi không thể còn thứ gì khác để ăn, có lẽ cũng là lúc cái chết hiện le lói ở trong đầu lão, lão đến nhà ông giáo để gửi nhờ ít tiền cho con lão. Xong xuôi tất cả mọi việc, lão quyết định đi đến hồi kết của cuộc đời mình bằng cách xin một ít bả chó rồi ăn. Qua đó người đọc có thể cảm nhận được tình yêu thương con cực kỳ đáng trân trọng của lão Hạc, vì con mà có thể bỏ cả mạng sống của mình, để con có được một cuộc sống hạnh phúc.

- Một người gần gũi và thân tình như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm lão Hạc vì xã hội phong kiến bất công đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng túng quẫn.

Câu 5 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đọc đoạn văn sau: “Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…” (Lão Hạc). Cho biết:

a. Đoạn văn là lời của ai nói với ai, trong trường hợp nào và với mục đích gì?

b. Tinh thần “cố tìm mà hiểu” “những người quanh ta” có ý nghĩa, tác dụng gì đối với chính nhà văn Nam Cao trong trường hợp ông viết Lão Hạc?

Trả lời:

a. Đoạn văn là lời của ông giáo nói với người đọc, khi kể cho vợ nghe về việc lão Hạc sang nhờ ông giáo giữ tiền và tài sản cho con và gửi tiền làm ma sau này lão Hạc chết và lời đề nghị giúp đỡ của ông giáo đối với lão Hạc. Nhằm bộc lộ dòng suy nghĩ của ông giáo về cách nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt thấu hiểu, nhân hậu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của họ.

b. “Cố tìm mà hiểu” là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất.

Câu 6 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua truyện ngắn Lão Hạc?

Trả lời:

Cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 qua truyện ngắn Lão Hạc: bị áp bức chà đạp, đời sống của họ vô cùng nghèo khổ. Những đau đớn và tủi nhục được thể hiện một cách trung thực, làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi khổ vật chất của người nông dân.

Câu 7 (trang 39 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách lãng mạn hay phong cách hiện thực? Căn cứ vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Trả lời:

- Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao được viết theo phong cách hiện thực. Căn cứ vào đề tài và nhân vật:

+ Đề tài: người nông dân trước Cách mạng

+ Nhân vật: Lão Hạc – người nông dân nghèo khổ, bất hạnh túng quẫn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: