Chuyện cổ nước mình - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức
Tác giả tác phẩm: Chuyện cổ nước mình - Ngữ văn lớp 6
Qua bài học về tác giả, tác phẩm Chuyện cổ nước mình Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Chuyện cổ nước mình.
I. Tác giả
Lâm Thị Vỹ Dạ (1949)
- Quê quán: Quảng Bình
- Thơ bà nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo, thể hiện một tâm hồn tinh tế, giàu yêu thương.
- Tác phẩm chính: Một số tập thơ như Khoảng trời – Hố bom, Bài ca không năm tháng, Để tặng một giấc mơ, …
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thơ lục bát
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” sáng tác năm 1979.
3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Bài thơ ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ.
5. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với chuyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà ông cha để lại trong chuyện cổ.
6. Giá trị nội dung:
+ Bài thơ đậm chất truyền thống, khẳng định nét đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
+ Tác giả ca ngợi kho tàng chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện về lòng nhân hậu, về sự công bằng,… chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo .
+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, những liên tưởng thú vị, so sánh sinh động.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Những bài học được ông cha gửi gắm trong chuyện cổ
- Xuất hiện các ý thơ nêu tên các câu chuyện cổ:
+ Truyện Tấm Cám "Thị thơm thì giấu người thơm/ Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà".
+ Truyện Đẽo cày giữa đường "Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".
+ Tích Trầu cau "Đậm đà cái tích trầu cau/ Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người".
- Bài học được gửi gắm qua chuyện cổ:
+ Nhân hậu, tình người.
+ Tình yêu không quản ngại khoảng cách.
+ Ở hiền gặp lành.
+ Công bằng, thông minh, độ lượng, đa tình.
2. Ý nghĩa những câu chuyện cổ với đời con cháu
- Cảm xúc của nhân vật "tôi": Yêu chuyện cổ nước tôi.
- Chuyện cổ là hành trang cuộc sống "Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa/ Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".
- Chuyện cổ là cuộc đối thoại giữa hai thế hệ "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".
- Chuyện cổ cũng thể hiện sự lo nghĩ cho đời sau của ông cha "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau".
- Chuyện cổ còn mãi, có ý nghĩa muôn đời "Nhưng bao chuyện cổ trên đời/ Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm".
3. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển.
- So sánh: "Như con sông với chân trời đã xa".
- Điệp từ, câu trúc: ".....thì....", "....cơn...", "rất...", "Vừa....lại....".
- Từ láy: xa xôi, thiết tha, thầm thì...