Nghìn năm tháp Khương Mỹ - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức
Tác giả tác phẩm: Nghìn năm tháp Khương Mỹ - Ngữ văn lớp 6
Qua bài học về tác giả, tác phẩm Nghìn năm tháp Khương Mỹ Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Nghìn năm tháp Khương Mỹ.
I. Tác giả
- Tác giả: Lam Linh
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Du kí
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích “Yếm đào du kí, Phụ nữ và những chuyến đi” (2017)
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
5. Tóm tắt:
Văn bản đã cung cấp những thông tin về địa điểm, kiến trúc, cách xây dựng, lịch sử,... của tháp Khương Mỹ dưới góc nhìn của Lam Linh. Bà yêu thích nhóm tháp Khương Mỹ bởi vì vẫn giữ được khả nguyên vẹn "nhan sắc" thuở sơ khai của nó vào hơn một nghìn năm về trước.
6. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “quốc gia năm 1989”: Những thông tin chi tiết về cụm tháp Khương Mỹ
+ Phần 2: Còn lại; Vẻ đẹp nguyên thủy, hoang sơ, trâm mặc ở cụm tháp này.
7. Giá trị nội dung:
+ Bài viết cung cấp những thông tin về địa điểm, kiến trúc, cách xây dựng, lịch sử,... của tháp Khương Mỹ dưới góc nhìn của Lam Linh.
8. Giá trị nghệ thuật:
+ Văn bản thể loại kí chân thực, sinh động.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Những thông tin cơ bản về tháp Khương Mỹ
- Thời gian: Xây dựng cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X.
- Địa điểm: Thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Kết cấu: Gồm ba tháp được xếp theo trục bắc - nam: Tháp Bắc, Tháp Giữa, Tháp Nam.
- Giá trị: Được công nhận là di tích quốc gia năm 1989.
2. Kiến trúc tháp Khương Mỹ
- Kiến trúc:
+ Theo lối tháp Chăm truyền thống: mặt bằng gần vuông, cửa ra vào hướng đông, mái ba tầng.
+ Cửa giả của các tầng trang trí hình lá đề.
+ Bên trong tháp trống trơn, chỉ có rêu xanh phủ đầy ở những nơi mà ánh sáng lọt vào.
- Hoa văn tinh tế:
+ Chân tháp: Tác phẩm điêu khắc như hình chim thần Ga-ru-đa, rắn Na-ga, người cưỡi voi, người cưỡi ngựa…
+ Từ chân đến đỉnh tháp là hoa văn điêu khắc trực tiếp trên gạch với những nét uyển chuyển khó tin.
+ Xung quanh chân tháp những mảng điêu khắc các chú khỉ đáng yêu đang bận rộn, mỗi chú một việc. Các tượng khỉ có liên quan đến trường ca Ra-ma-ya-na. Vài chú khỉ đội hành lý trên đầu, có lẽ đang đội nước. Có cảnh khỉ bị rùa cắn, ba chú khỉ đang đánh trống, nhảy múa.
- Cách xây dựng:
+ Vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu, chưa có lời giải đáp.
+ Các giả thiết như: Những viên gạch được mài phẳng rồi xếp lên nhau vừa khít, được gắn bởi một loại keo dán đặc biệt; Xếp gạch chưa nung thành tòa tháp rồi nung lên cho chúng gắn kết tự nhiên trong quá trình nung.
3. Ấn tượng của nhân vật tôi
- Đặc biệt yêu thích vì cụm tháp này vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn “nhan sắc” thuở sơ khai của nó hơn một nghìn năm về trước, chưa bị bàn tay con người đụng chạm hay sửa sang…
- Thích thú với những mảnh điêu khắc có hình các chú khỉ đáng yêu đang bận rộn, mỗi chú một việc.
- Để lại ấn tượng đặc biệt bởi những hoa văn điêu khắc tinh xảo. Và tiếc nuối khi những tháp Chăm còn giữ lại những vẻ đẹp như này không nhiều…