Soạn bài Cây bút thần ngắn nhất
Soạn bài Cây bút thần
Xem thêm Tóm tắt: Cây bút thần
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "làm lạ"): Mã Lương học vẽ và nhận được cây bút thần.
- Phần 2 (tiếp đến "cho thùng"): Mã Lương vẽ cho những người dân nghèo.
- Phần 3 (tiếp đến "phóng như bay"): Mã Lương dùng bút thần để chống lại tên địa chủ.
- Phần 4 (tiếp đến "hung dữ"): Mã Lương dùng bút thần để chống lại tên vua tham lam, độc ác.
- Phần 5 (còn lại): Những lời truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
Câu 1 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài lạ, biết dùng tài ấy của mình để giúp đỡ những người khó khăn, chống lại những thế lực độc ác.
- Một số nhân vật mà chúng ta thường gặp như: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Mai An Tiêm, …
Câu 2 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Mã Lương vẽ giỏi như vậy là do:
+ Cậu say mê, cần cù, chăm chỉ cùng với sự thông minh và năng khiếu sẵn có. Ngoài ra Mã Lương còn được thần cho bút thần bằng vàng để vẽ được những con vật có khả năng như thật. Với cây bút thần bằng vàng đã tô đậm thần kì hóa tài năng vẽ của Mã Lương. Ngoài ra, đây cũng chính là phần thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ tâm học tập như Mã Lương.
→ Đây chính là hai mối quan hệ đồng nhất với nhau. Thần cho Mã Lương bút vẽ chứ không phải vật gì khác vì Mã Lương là người say mê học vẽ. Và cũng chỉ có Mã Lương mới được nhận chứ không phải ai khác.
Câu 3 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Mã Lương đã dùng cây bút thần vẽ cho những người nghèo trong làng nào là cày, nào là cuốc, nào thùng, nào đèn. Đó đều là những vật dụng cần thiết trong cuộc sống của những người dân nghèo. Những vật dụng này giúp họ sản xuất, sinh hoạt, … Để tạo ra thóc gạo, nhà của, của cải vật chất và tinh thần.
- Đối với những kẻ tham lam: Mã Lương luôn vẽ những thứ trái ngược với yêu cầu chúng. Cụ thể:
+ Bắt vẽ rồng → vẽ cóc ghẻ.
+ Bắt vẽ phượng → vẽ gà trụi lông.
+ Bắt vẽ biển → vẽ biển, vẽ giông tố để nhấn chìm tên vua tham lam, độc ác.
Câu 4 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Những chi tiết sau là lí thú và gợi cảm hơn cả:
+ Mã Lương nhận được phần thưởng là cây bút thần từ một ông già râu tóc bạc phơ.
+ Bút thần có khả năng kì diệu chỉ khi ở trong tay Mã Lương.
+ Bút thần thực hiện công lí của nhân dân, giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác.
Câu 5 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Ý nghĩa của truyện "Cây bút thần kì": truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người vốn có.
Luyện tập
Câu 1 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Khi kể diễn cảm truyện Cây bút thần, các bạn cần chú ý đảm bảo đầy đủ các chi tiết diễn ra trong câu chuyện. Ngoài ra, cần chú ý đến giọng điệu của các nhân vật. Ví dụ như, lúc đối đáp với viên quan thì Mã Lương sẽ nói giọng như thế nào. Để tăng độ diễn cảm của câu chuyện thì bạn nên sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm như: thật là, vô cùng, biết bao, thiệt lạ, …
Câu 2 (trang 85 sgk Văn 6 Tập 1):
- Truyện cổ tích là: loại truyện kể dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh (như mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ...)
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
+ Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có các yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Những truyện cổ tích mà đã được học là: Em bé thông minh, Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây bút thần.
Nhận xét – Ý nghĩa
Câu chuyện này thể hiện quan niệm của nhân dân về ước mơ công lí xã hội, về mục đích tài năng của nghệ thuật. Ngoài ra, còn thể hiện ước mơ của nhân dân về khả năng kì diệu của con người. Bên cạnh đó, trong truyện chúng ta cũng bắt gặp những yếu tố tưởng tượng, hoang đường thường thấy trong truyện cổ tích. Chính vì thế, câu chuyện trở nên hấp dẫn và lôi cuốn đọc giả hơn rất nhiều.