Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế - Cánh diều
Haylamdo soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Quần thể di tích Cố đô Huế - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 57 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và vận dụng những hiểu biết về văn bản thông tin nói chung để đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế, tìm hiểu thêm thông tin về kinh thành Huế nói riêng và xứ Huế nói chung.
- Hãy nêu những thông tin em đã biết về cố đô Huế.
- Em biết di tích lịch sử nào nổi tiếng ở nước ta? Hãy chuẩn bị một số thông tin về di tích lịch sử đó để giới thiệu với bạn cùng lớp.
Trả lời
- Thông tin về Cố đô Huế:
+ Cố đô Huế từng là Kinh đô của Việt Nam dưới thời Nguyễn.
+ Hiện nay, quần thể di tích Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Cố đô Huế có nhiều công trình kiến trúc cổ kính như: chùa Thiên Mụ, lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn, đặc biệt là Kinh thành Huế.
- Di tích lịch sử nổi tiếng ở nước ta mà em biết là Đền Hùng - Phú Thọ
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
Bất kể nơi nào bạn đang ở, câu nói này luôn đánh thức lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương. Đền Hùng, nằm ở tỉnh Phú Thọ, là nơi linh thiêng, tượng trưng cho tinh thần và truyền thống của người Việt Nam. Quần thể Đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng và được mở cửa vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm để tôn vinh các vị vua Hùng.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính của văn bản:
Văn bản đã giới thiệu cho người đọc những thông tin chung về Cố đô Huế, đồng thời nêu lên được giá trị của di sản văn hoá này.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thông tin chính nào được nêu ở phần giới thiệu?
Trả lời:
- Thông tin chính được nêu ở phần giới thiệu:
+ Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, kinh đô của triều đại Tây Sơn, của quốc triều Nguyễn.
+ Cố đô Huế còn nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thông tin nào nêu lên giá trị của Cố đô Huế?
Trả lời:
- Thông tin nêu lên giá trị của Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.
Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý các tiêu đề in đậm cho biết nội dung chính của mỗi phần.
Trả lời:
- Giới thiệu: Giới thiệu chung về Cố đô Huế.
- Nét đặc trưng: Nêu lên nét đặc trưng của Cố đô Huế.
- Kiến trúc: Giới thiệu di sản kiến trúc Cố đô Huế.
- Giá trị: Đánh giá được giá trị to lớn của Cố đô Huế.
Câu 4 (trang 59 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Di sản kiến trúc Cố đô Huế còn những gì?
Trả lời:
- Di sản kiến trúc Cố đô Huế có Kinh Thành, Hoàng Thành, Tử Cấm Thành, hệ thống lăng tẩm của các vua Nguyễn, cung An Định, Trai Cung, bến thuyền cung đình, Trấn bình Đài, Trấn Hải Thành, điện Hòn Chén, nhà bà Từ Cung, Văn Miếu, Võ Miếu, Hải Vân Quan...
Câu 5 (trang 59 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý cách triển khai thông tin ở phần này.
Trả lời:
- Thông tin được triển khai từ bao quát đến chi tiết.
Câu 6 (trang 59 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân biệt các kí hiệu: chữ in nghiêng và gạch đầu dòng trong phần Kiến trúc.
Trả lời:
- Chữ in nghiêng chú thích rõ hơn cho địa danh được đề cập trước đó, gạch đầu dòng triển khai những địa điểm thuộc địa danh đó.
Câu 7 (trang 60 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này nói lên điều gì?
Trả lời:
- Các di sản nêu trong phần Kiến trúc này thể hiện sự đa dạng, phong phú về các lăng tẩm, miếu mạo, thành quách trong Cố đô Huế.
Câu (trang 60 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Di tích Cố đô Huế gồm những giá trị gì?
Trả lời:
- Là nơi có kiến trúc cung đình lộng lẫy.
- Nơi lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính.
- Là hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.
- Di tích Quốc gia đặc biệt.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định bố cục của bài viết. Trình bày bố cục ấy bằng một sơ đồ tư duy.
Trả lời:
- Bố cục: 4 phần.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bằng cách nào có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế? Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng gì?
Trả lời:
- Để có thể tóm lược được nhanh nhất các thông tin trong văn bản Quần thể di tích cố đô Huế nên tóm lược được các thông tin chính, nhận diện được các từ khóa như: di tích, lịch sử, kiến trúc, văn hóa, giá trị.
- Cách triển khai thông tin trong bài viết có tác dụng giúp người đọc có được những hiểu biết về di tích Cố đô Huế.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Vì sao văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế được coi là văn bản thông tin? Trong văn bản này có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào? Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp ấy.
Trả lời:
- Những thông tin về Cố đô Huế và giá trị của di tích, các thông tin được trình bày theo trật tự nhất định: những nét đặc trưng, kiến trúc, giá trị....
- Trong văn bản này có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - thuyết minh.
- Tác dụng của sự kết hợp này giúp làm rõ vấn đề cần giới thiệu, giúp người đọc có được những thông tin chính về Cố đô Huế.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân tích những giá trị của di tích Cố đô Huế được nêu trong văn bản.
Trả lời:
- Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể bởi nó biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
- Không chỉ có kiến trúc cung đình lộng lẫy, di tích Cố đô Huế còn là nơi lưu giữ những ngôi chùa cổ kính.
=> trung tâm văn hóa sôi động.
- Khối lượng văn hóa vật thể khổng lồ mang tinh hoa văn hóa dân tộc
=> là Di tích Quốc gia đặc biệt, hiện tượng văn hóa độc đáo ở Việt Nam.
Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Đọc văn bản, em có được những hiểu biết gì về Cố đô Huế và còn muốn biết những thông tin nào về di tích lịch sử nổi tiếng này?
Trả lời:
- Đọc văn bản em đã có thêm hiểu biết về những nét đặc trưng của di tích Cố đô Huế, có thông tin về các kiến trúc độc đáo cùng với những giá trị to lớn mà Cố đô Huế mang lại.
- Ngoài ra em còn muốn biết thêm được những trải nghiệm khi được đi tham quan di tích độc đáo này đem lại.
Câu 6 (trang 61 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nếu được giới thiệu một số nét về một di tích lịch sử của quê hương, em sẽ nêu những thông tin nào?
Trả lời:
- Nếu được giới thiệu một số nét chính về một di tích lịch sử, em sẽ giới thiệu tên và vị trí địa lí, thời gian xây dựng, kiến trúc, ý nghĩa, giá trị của chúng và việc làm để gìn giữ, bảo vệ và phát triển các di tích sao cho ngày một hoàn thiện hơn.