X

Soạn văn 9 Cánh diều

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học - Cánh diều


Haylamdo sưu tầm các bài soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học

I. Các bộ phận của Văn học Việt Nam

Nước Việt Nam gồm nhiều dân tộc, dân tộc nào cũng có nền văn học của riêng mình. Văn học các dân tộc hợp lại thành nền văn học Việt Nam thống nhất trong đa dạng với hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học | Hay nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Câu hỏi (trang 127 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình bày hiểu biết của mình về văn học Việt Nam bằng một đoạn văn.

Trả lời:

Học Việt Nam chia làm hai bộ phận là văn học dân gian là văn học viết. Trong văn học dân gian có văn học truyền miệng, bao gồm tiếng Việt và tiếng dân thật thiểu số. Trong văn học viết có văn học ghi lại bằng chữ viết bao gồm: chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ và chữ dân tộc thiểu số.

1. Văn học dân gian

Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tạo tập thể; phản ánh nhận thức, tư tưởng, tính cách của nhân dân về tự nhiên, xã hội, con người. Văn học dân gian Việt Nam hết sức đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức thể loại. Thành tựu phong phú và nổi bật nhất của văn học dân gian là những tác phẩm truyền miệng đặc sắc như kho tàng truyện cổ tích và ca dao của dân tộc Kinh; Các sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê, Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường; truyện thơ Tiễn dặn người yêu của dân tộc Thái,…

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học | Hay nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Câu hỏi (trang 128 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sơ đồ trên cho em biết những thông tin gì về văn học dân gian? Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học những thể loại nào trong sơ đồ? Hãy nêu tên ít nhất một tác phẩm văn học dân gian em đã được học của mỗi thể loại.

Trả lời:

- Sơ đồ trên cho em biết những thông tin về tác giả, thể loại, đặc trưng của văn học dân gian.

- Trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở (bộ sách Cánh Diều), em đã học: 

+ Truyện truyền thuyết: Sự tích Hồ Gươm.

+ Truyện cổ tích: Thánh Gióng

+ Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người

+ Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữ đường.

+ Truyện truyền kì: Chuyện người con gái Nam Xương.

+ Truyện, thơ dân gian: Dế chọi.

2. Văn học viết

Văn học viết Việt Nam nổi bật với những áng văn lừng lẫy như Sông núi nước Nam (khuyết danh), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh) và rất nhiều tác phẩm, tác giả tiêu biểu cho các thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam từ thế kỉ X đến nay.

Văn học viết Việt Nam gồm hai thời kì lớn: văn học trung đại và văn học hiện đại.

a) Văn học trung đại là cách gọi bao quát cho các tác phẩm văn học viết được hình thành và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kì XIX. Văn học trung đại Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước và giữa nước của dân tộc, tạo dựng được một truyền thống văn học đặc sắc với nhiều tên tuổi lớn: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, nhóm Ngô gia văn phái, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương,…

Văn học trung đại Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều tác phẩm với những thể loại tiêu biểu như: thơ Đường luật, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm, hịch, chiếu, cáo, phú, văn tế,…

b) Văn học hiện đại là cách gọi chung cho văn học viết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay. Văn học hiện đại Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, bao gồm:

- Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh, nhằm hiện đại hoá văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng: văn xuôi có những tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Trần Cư,…; thơ có các tác phẩm của Tản Đà, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc tử, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,…; kịch có những tác phẩm của Vũ Đình Long, Nam Xương, Vi Huyền Đắc,…

- Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, gồm:

+ Văn học từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: nổi bật là văn học kháng chiến, kiến quốc. Văn học kháng chiến đã để lại nhiều tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho các thể loại truyện, thơ, kí, kịch,.. Ở thể loại truyện có các nhà văn như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Phan Tứ, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Đỗ Chu, Sơn Tùng, Hà Ân,… Về thơ có các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Minh Huệ, Hoàng Trung Thông, Xuân Quỳnh, Lê Anh Xuân, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Bằng Việt, Vũ Quầng Phương, Anh Ngọc, Trần Đăng Khoa, Hoàng Nhuận Cầm,… Ở thể loại kí có các tác giả như Nguyễn Tuân, Thép Mới, Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Về kịch có các tác giả như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Đào Hồng Cẩm,… Thành tựu của văn học Việt Nam 1945 – 1975 còn có sự đóng góp của các xu hướng văn học yêu nước và tiến bộ miền Nam với các nhà văn như Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Nguyễn Hiến Lê,…

+ Văn học từ sau năm 1975 đến nay: văn học thống nhất và đổi mới. Cùng với sự đổi mới của đất nước, đặc biệt từ năm 1986, văn học có nhiều khởi sắc. Các nhà văn có nhiều đổi mới về cách viết trên cơ sở quan niệm toàn diện về con người. Về truyện, có thể kể đến những tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Nhật Ánh, Cao Duy Sơn, Trần Đức Tiến, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thuý,…; về thơ có: Đinh Nam Khương, Y Phương, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Mai Liễu, Lò Cao Nhum, Nguyễn Linh Khiếu,…; về kí có: Trần Huy Quang, Phùng Gia Lộc, Xuân Ba, Văn Công Hùng, Huỳnh Như Phương, Đỗ Phấn,…; về kịch có: Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...

Câu hỏi 1 (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dựa vào nội dung trên, hãy trình bày các thông tin chính về văn học viết Việt Nam bằng một sơ đồ.

Trả lời: 

Soạn văn lớp 9 Tổng kết về văn học | Hay nhất Ngữ văn 9 Cánh diều

Câu hỏi 2 (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nêu tên một số tác phẩm, tác giả của văn học Việt Nam thời trung đại và hiện đại có trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

Lớp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

6

 

Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài),…

7

 

 

8

Mời trầu (Hồ Xuân Hương),…

 

9

 

 

Trả lời:

Lớp

Văn học trung đại

Văn học hiện đại

6

 

Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài), Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ),…

7

Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi),…

Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Ông đồ (Vũ Đình Liên),…

8

Mời trầu (Hồ Xuân Hương),…

Tôi đi học (Thanh Tịnh),…

9

Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Quê hương (Tế Hanh), Bếp lửa (bằng Việt),…

Câu hỏi 3 (trang 130 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Thống kê một số thể loại tiêu biểu của văn học Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 theo mẫu sau:

Lớp

Thể loại văn học

Ví dụ về văn bản đã đọc

6

- Thơ lục bát

- ……..

- Về thăm mẹ

- ……..

7

- Truyện ngụ ngôn

- …………..

- Ếch ngồi đáy giếng

- …………..

8

- Thơ 6 chữ, 7 chữ

- …………

- Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hoá

- …………

9

- Bi kịch

- ………………..

- Đình công và nổi dậy

- …………

Trả lời:

Lớp

Thể loại văn học

Ví dụ về văn bản đã đọc

6

- Thơ lục bát

- Thơ mới

- Về thăm mẹ

- Nhớ rừng

7

- Truyện ngụ ngôn

- Truyện ngắn và tiểu thuyết

- Ếch ngồi đáy giếng

- Buổi học cuối cùng

8

- Thơ 6 chữ, 7 chữ

- Hịch

- Nắng mới, Nếu mai em về Chiêm Hoá

- Hịch tướng sĩ

9

- Bi kịch

- Văn bản giới thiệu:

- Đình công và nổi dậy

- Quần thể di tích cố đô Huế

II. Lịch sử văn học và việc đọc hiểu văn bản

Đọc hiểu văn bản trước hết cần chý ý các yếu tố nội dung và hình thức trong văn bản. Bên cạnh đó, cần chú ý các yếu tố ngoài văn bản, trong đó có lịch sử văn học. Với học sinh cấp Trung học cơ sở, những thông tin cần thiết về lịch sử văn học bao gồm thông tin về tác giả, hoàn cảnh ra đời cảu tác phẩm và bối cảnh lịch sử - xã hội của mỗi gia đoạn, thời kì,…

- Thông tin về tác giả: Không phải tất cả các thông tin xung quanh tác giả đều cần cho việc đọc hiểu tác phầm mà chỉ có một số thông tin có ý nghĩa. Ví dụ: Truyền thống quê hương, gia đình, cuộc sống từng trải,… có tác động rất lớn đến tâm hồn, tài năng nghjee thuật của Nguyễn Du. Nguyên Hồng sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh nghèo khổ, ông thường rất dễ xúc động, rất dễ khóc trước những cảnh đời khổ nhục, nhất là số phận bi đát của người phụ nữ,… Vậy nên, dễ hiểu vì sao tác phẩm cảu ông luôn “khát khao sôi sục muốn nói cho hết nỗi khổ của loài người với một tình cảm nhân đạo thống thiết và mãnh liệt” (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Bối cảnh lịch sử - xã hội và đối tượng người đọc của mỗi giai đoạn cũng giúp các em hiểu thêm về tác phẩm. Mỗi tác phẩm đều ra đời và chịu sự chi phối của bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá của mỗi giai đoạn. Các tác phẩm văn học dân gian ra đời từ rất sớm, phản ánh tâm hồn và trí tuệ, tư tưởng và tình cảm của nhân dân lao động. Do sáng tác tập thể và truyền miệng nên văn học dân gian thường cô đúc, ngắn gọn, có nhiều dị bản; ngôn ngữ giản dị, trong sáng;… Các thác phẩm trung đại ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến thịnh vượng (thời Lý, Trần Lê) phản ánh rõ tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô,…). Các tác phẩm ra đời trong giai đoạn chế độ phong kiến suy tàn đều in dấu ấn của chủ nghĩa nhân đạo, đấu tranh vì quyền sôngs của con người (Truyền Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,…). Văn học trung đại viết bằng chữ Hán chữ Nôm, các tác giả chủ yếu là những người xuất thân từ “cửa Khổng, sân Trình” nên rất chú trong điển tích, điển cố, cách viết ước lệ, quy phạm (thơ Đường luật, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,…).

Câu hỏi 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố nào? Những yếu tố nào về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm?

Trả lời:

- Để hiểu tác phẩm văn học, khi đọc, cần chú ý những yếu tố:

+ Nội dung tác phẩm

+ Nghệ thuật tác phẩm

+ Giá trị tác phẩm

+ Mối liên hệ giữa tác phẩm với tác giả, thời đại

+ Mối liên hệ giữa tác phẩm với các tác phẩm văn học khác

- Những yếu tố về kiến thức lịch sử văn học chi phối việc đọc hiểu tác phẩm: thể loại, cuộc đời tác giả, thời đại,..

Câu hỏi 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hãy nêu và phân tích sự chi phối của kiến thức lịch sử văn học đối với việc đọc hiểu một văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn cấp Trung học cơ sở.

Trả lời:

- Ví dụ tác phẩm Bếp lửa:

Bài thơ được Bằng Việt sáng tác vào năm 1963, khi ông còn là chàng sinh viên 22 tuổi đang theo học ngành luật tại đại học tổng hợp Kiev (Liên Xô cũ). Khi trải qua những ngày đông lạnh giá ở xứ người, ông nhớ da diết về gia đình, về bếp lửa và những ngày ở bên bà nội. Đó là lý do mà chỉ ngay từ những câu mở bài của Bếp lửa, nhà thơ đã nhấn mạnh đầy cảm xúc: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!" Chỉ với một câu thơ như vậy, người đọc đã dễ dàng cảm nhận được tình cảm giữa tác giả với bà của mình dù rất dung dị nhưng vẫn vô cùng sâu sắc và cảm động.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: