Soạn bài Chiều xuân - Cánh diều
Haylamdo soạn bài Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Chiều xuân - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Đọc trước bài thơ Chiều xuân, tìm hiểu thêm thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ.
- Em có ấn tượng gì khi đọc các bài thơ viết về mùa xuân?
- Tronng Thi nhân Việt Nam, các tác giả Hìa Thanh, Hoài Chân đã viết về Anh Thơ như sau: “Không, thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình. Cho nên mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: Có lẽ là hồn thi nhân.”.
Trả lời:
- Thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ:
+ Nữ sĩ Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân sinh tại thị trấn Ninh Giang (nay là xã Ninh Giang) tỉnh Hải Dương; xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Tuổi thơ của Anh Thơ rất gắn bó với thôn xóm, đồng quê. Anh Thơ được ảnh hưởng tốt của gia đình bên ngoại (ông ngoại là cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu) và lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang sôi nổi. Nữ sĩ đã tìm đến thơ như tìm con đường tự giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, buồn tẻ và khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Anh Thơ có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nạy, Phụ nữ từ năm 1939. Bà được tặng giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn năm 1939. Bà có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống của đồng quê Bắc Bộ. Anh Thơ là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
+ Anh Thơ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và II). Năm 2001, Anh Thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; năm 2007, bà được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Những tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ - 1941); Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957); Từ bến sông Thương (hồi kí - 1986); Tuyển tập Anh Thơ (1986).
- Từ xưa đến nay, mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Mỗi khi nhắc đến mùa xuân ta lại mường tượng đến những chồi non, lộc biếc, đôi chim xuân líu ríu trên cành. So với mùa đông lạnh lẽo u ám, mùa xuân mang cả hơi thở tươi vui của đất trời trở thành một dòng chảy dạt dào với nhiều cung bậc cảm xúc. Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài thơ là lời ngợi ca về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc, vẻ đẹp đầy tĩnh lặng của cảnh chiều xuân, không khí và nhịp sống vùng thôn dã trong trẻo, yên bình, gần gũi, qua đó cũng bày tỏ được tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Trả lời:
- Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt: tự sự - miêu tả - biểu cảm.
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Trả lời:
- Nhân vật trữ tình xuất hiện gián tiếp.
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?
Trả lời:
- Biện pháp tu từ ẩn dụ: “đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi”.
- Biện pháp nhân hóa: “quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng”.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong bài thơ là gì? Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự nào?
Trả lời:
- Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân xứ Bắc qua đó bày tỏ tình yêu làng quê, đất nước tha thiết.
- Bài thơ triển khai mạch cảm xúc theo trình tự: từ cảnh xuân yên bình đến cảnh nông thôn bình dị.
Câu 2 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chỉ ra bố cục của bài thơ Chiều xuân. Nêu nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ.
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Bức tranh chiều xuân trên bến vắng
+ Khổ 2: Bức tranh chiều xuân trên đường đê
+ Khổ 3: Bức tranh chiều xuân trên cánh đồng
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bức tranh cảnh chiều xuân được khắc hoạ trong bài thơ có đặc điểm gì? Em thích nhất hình ảnh hoặc chi tiết nào trong bức tranh đó? Vì sao?
Trả lời:
- Bức tranh chiều xuân được khắc họa trong bài thơ có con đò biếng lười, dòng sông trôi, quán tranh im lìm, hoa xoan tím rụng, cỏ non xanh biếc, đàn sáo mổ vu vơ, bướm bay rập rờn, trâu bò thong thả ăn, cánh đồng lúa xanh, lũ cò con chốc chốc bay, cô gái yếm thắm.
- Hình ảnh em tích nhất là “Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ” vì cảnh chiều xuân được mở rộng hơn sau những ngày băng giá, xuân về cỏ non trở nên tốt tươi hơn “cỏ non tràn biếc cỏ”, điệp từ “cỏ” được lặp lại 2 lần đã khắc họa được cảnh vật thân quen ở nông thôn, cỏ non xanh mơn mởn, sức sống bừng lên mạnh mẽ qua cụm từ “tràn biếc cỏ”.
Câu 4 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Chiều xuân.
Trả lời:
- Nhân hóa: “đò lười biếng nằm mặc nước sông trôi”, “quán tranh đứng im lìm”.
=> Tạo cách diễn đạt sôi động, phác họa nên khung cảnh yên bình, vắng lặng của làng quê Bắc Bộ.
- Liệt kê:
+ Mưa bụi, con đò, nước sông trôi, quán tranh vắng, hoa xoan tím,...
=> Là những hình ảnh đặc trưng cho làng quê Bắc Bộ, bức tranh đẹp nhưng đượm buồn.
+ Cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo, cánh bướm, trâu bò + sà xuống mổ vu vơ, rập rờn, thong thả.
=> Bức tranh đổi từ gam màu buồn sang màu sôi động, từ tĩnh sang động, làm vơi nỗi cô đơn của bến vắng.
+ cúi, cuốc, cào, chốc chốc vụt qua.
=> Diễn tả nhịp sống khoan thai nơi đồng quê.
Câu 5 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chỉ ra màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ. Hãy vẽ hoặc viết một đoạn văn miêu tả lại bức tranh chiều xuân theo sự hình dung, tưởng tượng của em.
Trả lời:
- Màu sắc hội họa trong ngôn ngữ của bài thơ được thể hiện như: hoa tím, cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, đồng lúa xanh, cô nàng yếm thắm.
- Bức tranh chiều xuân mở ra trên bến vắng với khung cảnh yên lặng và thanh bình. Quán tranh đứng lặng yên bên cây hoa xoan tím. Bên cạnh đó vạn vật như đang có sự chuyển động: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen sà xuống hòa cùng vào mấy cánh bướm trôi trước gió. Trên cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ, lũ cò chốc chốc lại vụt ra, cô nàng yếm thắm cào cỏ hi vọng một mùa màng bội thu.