Soạn bài Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương - Cánh diều
Haylamdo soạn bài Tự đánh giá: Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương - Cánh diều
Đọc văn bản Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ Quê hương (trang 124-125 sgk Ngữ văn lớp 9 Tập 2 – Cánh diều), chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5) và trả lời các câu hỏi (từ câu 6 đến caau 10):
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Nhắc lại những kỉ niệm khó quên trong thời thơ ấu của nhà thơ Tế Hanh
B. Kể câu chuyện cảm động về con thuyền và người dân chài ở quê nhà thơ
C. Nêu lên nỗi nhớ quê hương và những chiếc thuyền của nhà thơ Tế Hanh
D. Phân tích vẻ đẹp của con thuyền và người dân trong bài thơ Quê hương
Trả lời:
Chọn đáp án: D.
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Trong đoạn trích, người viết tập trung làm rõ vẻ đẹp hùng dũng của con người bằng cách nào?
A. So sánh hình ảnh cánh buồm giương to với mảnh hồn làng
B. Sử dụng phép nhân hoá biến con thuyền thành người dân chài
C. Khắc hoạ con thuyền qua các động từ “hăng”, “phăng” và “vượt”
D. Miêu tả bằng hình ảnh đối lập giữa cánh buồm và mảnh hồn làng
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu văn nào ở phần đầu là ý kiến cần làm sáng tỏ của đoạn trích?
A. Trong bài thơ Quê hương hình ảnh con thuyền khi ra khơi đánh cá được.miêu tả với một tư thổ kiêu hãnh, hiện ngang.
B. Nhà thơ chỉ miêu tả thuyền chứ không miêu tả người nhưng tắm vóc, động tác, tình cảm, ý chí của con người đều lộ rõ,
C. Chiếc thuyền vốn là vật "vô tri” nhưng được so sánh với “con tuấn mã" nên đã có hồn, có sự tự chuyển động.
D. Chỉ cần chọn vài chi tiết, động tác, nhà thơ đã vẽ nên được bức ảnh ảo mà không phải ai cũng hình dung nổi.
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Theo tác giả, sự độc đáo của Tế Hanh khi miêu tả con người trong bài thơ là gì?
A. Nhà thơ đã sử dụng nhiều biện pháp so sánh.
D. Nhà thơ tập trung khai thác những động từ mạnh.
C. Miêu tả thuyền nhưng là để khắc hoạ con người
D. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân cách hoá
Trả lời:
Chọn đáp án: B.
Câu 5 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất sự mến phục của người viết về tài năng nhà thơ?
A. Chiếc thuyền vốn là vật “vô tri", nhờ được so sánh với “con tuấn mã” nên đã có hồn, có sự tự chuyển động.
B. Trong bài thơ Quê hương, hình ảnh con thuyền khi ra khơi đánh cá được miêu tả với một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang.
C. Chỉ cần chọn vài chi tiết, động tác, nhà thơ đã vẽ nên được bức ảnh ảo mà không phải ai cũng hình dung nổi...
D. Nhưng khi gọi “mảnh hồn” và gắn nó với cánh buồm thì chút hồn quê bình dị ấy bỗng trở nên cụ thể, rõ nét
Trả lời:
Chọn đáp án: C.
Câu 6 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nêu một số câu văn trong văn bản thể hiện tính biểu cảm của bài viết.
Trả lời:
- Ở đây đã có sự đối lập - một biện pháp nghệ thuật mà các nhà thơ lãng mạn luôn thích dùng.
- Hình tượng thơ phi thường.
Câu 7 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tác giả đã làm rõ ý kiến: “Nhà thơ chỉ miêu tả thuyền chứ không miêu tả người nhưng tầm vóc, động tác, tình cảm, ý chí của con người đều lộ rõ.” bằng cách nào?
Trả lời:
- Tác giả đã làm rõ ý kiến trên bằng cách đưa ra những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc:
+ Về bản chất thuyền chẳng thể nào tự chuyển động như ngựa bao giờ cũng phải có người chèo.
+ Giấu đi chủ thể của động tác “phăng mái chèo” là trai tráng, nhờ thế mà chủ thể phăng mái chèo hiện lên trực tiếp trong tâm trí người đọc sẽ là con thuyền.
+ Vẻ hùng dũng của con người được khắc họa qua các động từ “hăng”, “phăng” và “vượt”.
+ Tuy nhiên, tầm vóc của con thuyền khi mái chèo bổ xuống cũng chỉ là tầm vóc của một con thuyền bình thường được điều khiển bởi những con người bình thường. Phải đến hai câu tiếp theo, con thuyền ấy mới được nâng lên tầm vũ trụ.
Câu 8 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dẫn ra một số yếu tố hình thức của bài thơ được người viết dựa vào để phân tích.
Trả lời:
- Hình ảnh: chiếc thuyền, con tuấn mã, mảnh hồn làng, mái chèo, cánh buồm.
- Ngôn ngữ:
+ động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt”
+ tính từ “mạnh mẽ”
- Biện pháp nghệ thuật:
+ so sánh + nhân hóa: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã”, “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.
+ tỉnh lược chủ ngữ “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Câu 9 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Em thích nhất đoạn văn nào trong đoạn trích? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích đoạn “Hồn” thì rõ ràng không có hình hài… linh hồn hoặc tinh thần của làng chài kia”. Bởi vì đoạn văn cho thấy được kí ức, tình yêu quê hương của tác giả về khung cảnh làng chài nơi có con thuyền, mái chèo, cánh buồm ngày đêm ra khơi hi vọng được bội thu. Hơn nữa ta còn thấy được sự tha thiết để lưu giữ những sự vật đó trong tâm hồn tác giả.
Câu 10 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Qua đoạn trích trên, em hiểu thêm được gì về bài thơ Quê hương của Tế Hanh?
Trả lời:
- Ở bài thơ Quê hương, mặc dù tác giả đang miêu tả con thuyền nhưng dường như con người vẫn hiện ra một cách hiên ngang và kiêu hãnh. Từng chuyển động của con thuyền tượng trưng như tầm vóc mạnh mẽ, hùng dũng của người dân miền biển đang hăng say lao động. Tất cả đã tạo nên một kỉ niệm đáng nhớ về khung cảnh làng chài quen thuộc trong tâm hồn lãng mạn của một người con xa quê.