X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ - Chân trời sáng tạo


Haylamdo soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ - Chân trời sáng tạo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em cảm thấy như thế nào khi người thân vắng nhà lâu ngày?

Trả lời:

- Khi người thân vắng nhà lâu ngày:

+ Có thể em sẽ cảm thấy cô đơn, nhớ nhung hoặc lo lắng về sự an toàn của người thân.

+ Tuy nhiên, cũng có thể em sẽ tận hưởng thời gian riêng của mình và tận dụng để làm những việc mà em thích.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Mục đích của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian từ dòng 125 đến dòng 132 là gì?

- Từ ngữ chỉ thời gian: lâm hành, oanh chưa bén liễu, ước nẻo quyên ca, ý nhi, mai chưa dạn gió, độ đào bông, tuyết mai, phù dung,...

- Mục đích: diễn tả thời gian trôi chậm, mãi không thấy người quay về,

2. Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về tâm trạng của người chinh phụ qua đoạn thơ (từ dòng 141 đến dòng 148)?

Hình dung của em: người phụ nữa mong ngóng, chờ đợi, đi đi lại lại mong ngóng người đàn ông quay trở về.

* Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính: Đoạn trích nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra chiến trận với nỗi nhớ, khát khao ngày sum họp.

Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ | Hay nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2):  Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát như thế nào?

Trả lời:

Văn bản đã tuân thủ quy định về thi luật của thơ song thất lục bát:

- Thể thơ viết theo quy định:

+ Hai câu đầu mỗi câu 7 chữ (gọi là song thất)

+ Tiếp theo là một câu 6 chữ và một câu 8 chữ (gọi là lục bát)

- Chữ thứ 5 câu 7 đầu tiên vần Bằng (B).

- Chữ cuối câu 7 đầu tiên ở vần Trắc (T), ăn vần với chữ thứ 5 của câu 7 thứ nhì (cũng vần Trắc)

- Chữ cuối câu 7 thứ nhì vần Bằng, ăn vần với chữ cuối câu 6 (vần Bằng)

- Chữ cuối câu 6 vần Bằng, ăn vần với chữ thứ 6 câu 8 (vần Bằng)

- Chữ cuối câu 8 vần Bằng, lại ăn vần với chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 của câu 7 đầu tiên trong khổ thơ tiếp theo. Chữ thứ 5 này vần Bằng. Chữ thứ 3 linh động hơn, khi ăn vần với câu trước thì phải là vần Bằng, nếu không ăn vần với câu trước thì Trắc, Bằng gì cũng được.

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kẻ bảng sau vào vở, liệt kê những từ ngữ, hình ảnh cho biết lời hẹn lúc ra đi của người chinh phu và hoàn cảnh thực tế thông qua lời của người chinh phụ:

 

Lời hẹn của người chinh phu

Hoàn cảnh thực tế

Ngày gặp gỡ

 

 

Nơi gặp gỡ

 

 

Theo em, các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm gặp gỡ có vai trò gì trong việc bộc lộ tình cảm của người chinh phụ?

Trả lời:

- Liệt kê những từ ngữ, hình ảnh cho biết lời hẹn lúc ra đi của người chinh phu và hoàn cảnh thực tế:

 

Lời hẹn của người chinh phu

Hoàn cảnh thực tế

Ngày gặp gỡ

oanh chưa bén liễu

mai chưa dạn gió

oanh già, ý nhi gáy trước nhà

đào quyến gió đông, tuyết mai trắng mãi đào đông đỏ bờ

Nơi gặp gỡ

Lũng Tây Nham

Hán Dương cầu

lá rụng cành trâm

Bãi hôm tuôn dẫy nước trào mênh mông.

- Các từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và địa điểm gặp gỡ có vai trò diễn tả thời gian trôi chậm, khoảng cách chia xa, chưa biết ngày gặp lại.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 có gì khác so với đoạn trước đó? Phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này.

Trả lời:

- Tâm trạng của người chinh phụ từ dòng 141 đến dòng 152 khác so với đoạn trước đó:

+ Trước đó: lòng buồn man mác, hi vọng trông ngóng người chồng trở về.

+ Từ dòng 141 đến dòng 152: vẫn mong ngóng một ngày nào đó chồng mình sẽ về nhưng chấp nhận việc người chồng có thể không trở về nữa.

- Nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong đoạn này:

+ Về thời gian: thời gian mang tính ước lệ tượng trưng thông qua các hình ảnh tiêu biểu của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông các tác giả đã gợi lên trong lòng người đọc sự chuyển động tuần hoàn của thời gian cùng với sự ngóng trông, chờ đợi được gặp lại người chinh phu của người chinh phụ như những lời đã hẹn với nhau.

+ Không gian: là không gian mang tính ước lệ, tượng trưng. Không gian này được nhìn qua lăng kính chủ quan của nhân vật, giúp cho nhân vật trữ tình bộc lộ được những nỗi niềm tâm trạng.

+ Điển tích chỉ vị trí mà người chinh phu hẹn đón người chinh phụ: núi Lũng Tây và cầu Hán Dương. Hai nơi cách xa nhau đến hàng ngàn dặm: Lũng Tây nham ở tỉnh Thiểm Tây, cầu Hàm Dương ở tỉnh Hồ Bắc. Nhà thơ đã mượn điển tích để tái hiện người chinh phụ đã sớm, chiều lên núi Lũng Tây hay xuống cầu Hàm Dương đón chàng chinh chiến trở về nhưng đều không gặp. Người chinh phu lại lỗi hẹn về nơi gặp. Lời hẹn của chàng từng gieo hy vọng cho nàng bao nhiêu thì nay đã tan thành hư ảo và trở thành vô vọng bấy nhiêu.

→ Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ta thấy khối sầu của người chinh phụ dường như không còn là nỗi nhớ thương nữa mà đã tích tụ lại thành một khối oán hận. Hận cho kiếp chàng, hận cho phận thiếp. Và hơn thế nữa là hận những kẻ đã gây nên cảnh đôi lứa bị rơi tình trạng đôi ngả nước mây cách vời.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng gì trong việc biểu đạt tâm trạng, cảm xúc của người chinh phụ?

Trả lời:

Sự lặp lại có tính quy luật 7 - 7 - 6 - 8, vần, nhịp, đối và phép điệp (điệp ngữ, điệp cấu trúc) trong văn bản có tác dụng:

- Tạo nên một bức tranh tâm trạng cảm xúc đa chiều.

- Thể hiện sự đồng cảm của tác giả với số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục và mạch cảm xúc của văn bản.

Trả lời:

- Bố cục:

+ Câu 125 - câu 140: lời trách của người chinh phụ với người chinh phu

+ Câu 142 – câu 152: nỗi xót thương của người chinh phụ

 - Mạch cảm xúc: Cảm xúc trong bài có sự vận động, đầu tiên, người chinh phụ trách người chồng lỗi về thời gian hẹn, lỗi về nơi hẹn, lỗi về tin, thư hẹn. Từ đó thể hiện  nỗi buồn man mác, hi vọng trông ngóng người chồng trở về;

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: người chinh phụ có chồng đi ra trận.

- Cảm hứng chủ đạo: tâm trạng cô đơn, nhớ chồng, sự khao khát tình yêu, hạnh phúc, sum họp của người phụ nữ.

- Căn cứ xác định chủ đề:

+ Thông qua nhan đề: nỗi nhớ thương của người chinh phụ

+ Hình ảnh: mai chưa dạn gió, độ đào bông, tuyết mai, tiếng cầm, ....

+ Từ ngữ chỉ cảm xúc, tâm trạng: ngập ngừng, ngẩn ngơ, xót,...

Câu 7 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản thể hiện thông điệp gì?

Trả lời:

Thông điệp: lên án xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa gây ra sự phân ly, đau khổ cho con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Câu 8 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong văn bản trên, người chinh phụ đã bộc lộ nỗi nhớ thương của mình đối với người chồng đi chinh chiến. Hãy sáng tạo một sản phẩm (có thể viết/ vẽ,...) để bày tỏ tình cảm dành cho người mà em yêu quý.

Trả lời:

Một sản phẩm vẽ:

Soạn bài Nỗi nhớ thương của người chinh phụ | Hay nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: