X

Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo - Chân trời sáng tạo


Haylamdo soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo - Chân trời sáng tạo

* Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm): thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết dùng trải nghiệm cuộc sống và trí tưởng tượng để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc của người viết.

* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

• Về nội dung: đề tài gần gũi; nội dung câu chuyện gắn với một/ một vài nhân vật trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định; truyền tải thông điệp nào đó tới người đọc.

• Về hình thức: xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

• Bố cục truyện kể cần đảm bảo:

Mở đầu truyện: giới thiệu thời gian, không gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

Diễn biến truyện: chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba); lần lượt kể lại các sự kiện từ mở đầu đến kết thúc xoay quanh nhân vật chính; sử dụng các chi tiết tiệu biểu; xây dựng đối thoại giữa các nhân vật; kết hợp miêu tả và biểu cảm;...

Kết thúc truyện: có thể nêu cách giải quyết vấn đề được đề cập trong truyện phù hợp với diễn biến câu chuyện, gợi mở hoặc thể hiện những suy ngẫm từ/ về câu chuyện.

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Văn bản: Nhát đinh của bác thợ

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định ngôi kể, người kể trong văn bản trên.

Trả lời:

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất

- Người kể: nhân vật chính trong câu chuyện, xưng tôi.

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nào?

Trả lời:

Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách giới thiệu thời gian, không gian, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là tình huống gì?

Trả lời:

Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là bác thợ quay trở lại để đóng thêm một nhát búa vào đầu đinh chưa đóng hết trên ghế.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được liên kết với nhau như thế nào? Chi tiết nào khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị?

Trả lời:

* Chi tiết tiêu biểu: 

- Chiếc ghế tựa bị bong mặt

- Bác thợ đến nhà để sửa chiếc ghế hỏng

- Bác thợ quay trở lại để đóng thêm một nhát búa vào đầu đinh chưa đóng hết trên ghế.

- Người cha biếu thêm tiền, bác thợ không nhận.

- Bác thợ vội vàng chào và đi trong mưa.

* Cách liên kết các sự kiện, chi tiết trong truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, từ đầu đến cuối, các sự kiện nối tiếp nhau xảy ra.

* Chi tiết khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị: bác thợ mộc quay lại nhà để đóng nốt chiếc đinh đóng hết trên ghế là chi tiết bất ngờ nhất trong câu chuyện. Nó thể hiện sự tận tụy, chu đáo và lòng yêu nghề của bác thợ mộc, quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong lao động.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật này? Nhân vật cha tôi đã có cách giải quyết thế nào đối với sự kiện thứ hai?

Trả lời:

* Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật:

- Bác thợ: Tận tụy, chu đáo với công việc

- Cha tôi: Quan tâm, trân trọng người lao động 

* Cách giải quyết của cha tôi đối với sự kiện thứ hai:

- Cha tôi cảm động, lấy thêm tiền biếu bác.

- Cách giải quyết này đã thể hiện lòng biết ơn và trân trọng với công sức người lao động. Đồng thời đó cũng là sự giáo dục tốt đẹp mà cha dành cho con.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm trong truyện.

Trả lời:

Tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm:

- Tạo ra một tác phẩm văn học phong phú và sâu sắc hơn.

- Tự sự giúp tác giả chia sẻ những trải nghiệm cá nhân, suy nghĩ và cảm xúc của mình, tạo nên sự chân thực và gần gũi với độc giả.

- Miêu tả và biểu cảm, qua việc sử dụng ngôn từ và hình ảnh, giúp tạo nên hình ảnh sống động, mô phỏng lại các sự việc, địa điểm và nhân vật trong truyện.

Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo?

Trả lời:

Khi viết một truyện kể sáng tạo, em có thể lưu ý những điểm sau đây:

- Xác định chủ đề và nội dung

- Lựa chọn ngôi kể và người kể phù hợp

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn và có cấu trúc rõ ràng. Cốt truyện nên có sự phát triển logic từ đầu đến cuối, với các sự kiện và tình huống gây hứng thú cho độc giả.

- Xây dựng nhân vật với hành động, và lời thoại để tạo nên nhân vật độc đáo và thú vị.

* Hướng dẫn quy trình viết:

Đề bài (trang 57 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Kể một câu chuyện mà em tưởng tượng trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Em có thể tìm kiếm đề tài cho truyện từ:

- Mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, giữa các thành viên trong gia đình, những người hàng xóm,...

- Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

-...

• Với kiểu bài này, em có thể viết trong nhiều tình huống khác nhau: viết tham gia một cuộc thi, để chia sẻ trong Câu lạc bộ đọc - viết của trường, để thỏa sức sáng tạo,... Với mỗi tình huống, em cần xác định:

- Mục đích kể chuyện là gì?

- Người đọc truyện này có thể là những ai? Họ có thể nhận được thông điệp, bài học nào từ câu chuyện?

- Với mục đích và người đọc đó, nội dung truyện (sự kiện, chi tiết, nhân vật, đề tài, chủ đề) và cách kể chuyện (ngôi kể, sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm) sẽ như thế nào?

• Tìm đọc các câu chuyện, bộ phim hay, những bài chia sẻ kinh nghiệm viết truyện của các nhà văn, học cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, cách kể chuyện,...

• Ghi chép thông tin trong quá trình đọc bằng sơ đồ, hồ sơ nhật kí đọc,...

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

• Đọc lại các ghi chép và điền thông tin vào phiếu học tập sau (làm vào vở):

PHIẾU TÌM Ý:

TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

Đề tài: ................................................................................................................

Ngôi kể: .......................................Lí do chọn ngôi kể này: ...............................

• Câu chuyện diễn ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào?

• Nhân vật chính trong câu chuện là ai? Những nhân vật phụ có mối quan hệ thế nào với nhân vật chính?

• Tình huống, hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện là gì?

• Những sự kiện nào đã diễn ra, diễn tả theo mạch kể nào, nhân vật được khắc hoa ra sao qua ngoại hình, trang phục, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc,...?

• Chi tiết nào đóng vai trò tiêu biểu?

• Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nên được kết hợp như thế nào trong quá trình kể?

• Cách giải quyết vấn đề đã đặt ra?

• Người kể chuyện và/ hoặc các nhân vật có thái độ, cảm xúc thế nào với nhân vật

chính, sự kiện, câu chuyện được kể?

• Thái độ, cảm xúc đó nên được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thông qua chi tiết hoặc kết hợp cả hai?

Tên truyện: ..........................................................................................................

• Từ các ý đã tìm, em hãy chọn những ý tiêu biểu và sắp xếp thành dàn ý theo một trình tự hợp lí.

Bước 3: Viết bài

Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, em cần chú ý:

• Dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi thứ ba tuỳ thuộc vào mục đích kể chuyện.

• Đảm bảo cấu trúc của một truyện kể: có mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.

• Kết hợp giữa miêu tả (không gian, đồ vật, ngoại hình, trang phục, hành động, cử chỉ, cảm xúc, thái độ của nhân vật,...) và biểu cảm (thể hiện cảm xúc của người kể đối với nhân vật, sự kiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).

• Kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật.

• Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, đa dạng hóa các kiểu câu văn (câu rút gọn, cầu đặc biệt).

Bài viết tham khảo

Năm nay tôi, được lên lớp 9 bố mẹ giao hẹn nếu năm nay tôi được học sinh giỏi bố mẹ sẽ cho ra biển chơi một tuần. Tôi nhủ thầm sẽ cố gắng học thật tốt để có được chuyến đi chơi đầy hấp dẫn đó. Qua một năm phấn đấu, cuối năm học tôi được công nhận là học sinh giỏi, không những vậy mà còn đứng đầu lớp về thành tích học tập. Bố mẹ tôi vô cùng phấn khởi khi thấy tôi học hành giỏi giang và đúng như lời hẹn, đầu tháng 7 bố đưa cả nhà đi biển.

Chiếc xe bon bon đưa gia đình tôi ra thành phố biển, trước mắt tôi biển hiện ra xanh thẳm, bình yên, từng con sóng bạc đầu nối đuôi nhau nô đùa với bờ cát dài phẳng lặng.

Sau một hồi dập dềnh cùng sóng biển, cả nhà tôi cắm trại trên một hòn đảo nhỏ. Giữa bốn biển mênh mông, đưa mắt nhìn ra xa tôi thấy cảnh vật thật nên thơ, hiền hoà, chợt tôi liên tưởng đến hình ảnh cô Út trong truyện cổ tích Sọ Dừa khi bị dạt vào đảo hoang, vừa nghĩ đến cô Út tôi đã thấy trước mắt có một túp lều nhỏ, xem ra rất sơ sài như mới vừa dựng tạm, và phía ngoài cửa có một cô gái xinh đẹp, dịu dàng đang ngóng về phía xa xa.

- Chào cháu bé! Cháu đi đâu vậy?

- Cháu đi dạo và ngắm biển cô ạ.

- Chắc cô cũng đi du lịch như gia đình cháu?

- Không cô bị lạc vào nơi này đã mấy tuần rồi!

- Cháu thấy cô rất quen, dường như cháu đã gặp cô ở đâu rồi.

- Thế cháu học lớp mấy rồi?

- Dạ. Cháu học lớp 9 rồi cô ạ. Mà cô biết không cháu được đọc rất nhiều truyện cổ tích.

- Thế cháu có thích truyện Sọ Dừa không?

- Cháu thích lắm cô ạ. Và trong các nhân vật đó cháu thích nhất cô út vừa hiền lành vừa tốt bụng. Mà cháu thấy cô giống cô Út lắm hay chính cô là....

- Đúng rồi cháu ạ. Cô đang ở đây chờ thuyền trạng đi sứ về cứu cô.

Ôi thích thật, tôi không thể ngờ lại được gặp cô út ở đây, lại đúng lúc cô đang phải sống cô đơn ngoài đảo vắng. Cô Út quả thật đáng thương.

- Cô ơi! những ngày ở đây cô có buồn không?

Cô út nhìn tôi và nói:

- Buồn và nhớ nhà lắm cháu à! Suốt ngày cô cứ thui thủi một mình hết trong lều lại ra bờ biển ngóng thuyền trạng đi qua. May có hai chú gà làm bạn cũng đỡ đi phần nào.

- Thế cô ăn bằng gì ạ?

- Dạo đầu cô xẻ thịt con cá kình nướng ăn, bây giờ cô bắt cá tươi ở biển làm thức ăn cho qua ngày.

- Cô ơi! Cô có giận hai người chị của mình không?

- Cô cũng giận họ nhưng dẫu sao họ cũng là những người ruột thịt của cô. Cô tin rằng sau này họ sẽ hối hận về việc làm sai trái này. Và chị em cô sẽ hoà thuận, yêu thương nhau như xưa.

- Cô cho cháu hỏi điều này nhé. Sao cô lại đồng ý lấy chàng Sọ Dừa vừa xấu vừa nghèo?

- Bởi cô biết Sọ Dừa là một người tốt và hơn nữa cô tin rằng những người tốt sẽ luôn gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.

- Vậy cháu chúc vợ chồng cô mau chóng đoàn tụ và hạnh phúc.

Tôi vừa dứt lời bỗng thấy ai đó khẽ lay lay vào người, hoá ra là mẹ tôi:

- Mẹ ơi con vừa mơ một giấc mơ tuyệt đẹp!

Mẹ mắng yêu tôi: “Vừa ngồi nghỉ một lát đã ngủ tít rồi”. Tôi mỉm cười sung sướng và kể lại cho mẹ nghe giấc mơ vừa rồi. Nghe xong mẹ nói:

- Ở hiền rồi sẽ gặp lành con ạ. Bây giờ mẹ con ta đi kẻo bố đợi.

Trên đường về trong đầu tôi còn vương vấn mãi hình ảnh cô út hiền lành, dễ thương. Ngoài kia biển như đẹp và nên thơ hơn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

• Sau khi viết xong, đọc lại bài viết của mình và tự kiểm tra dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo dưới đây:

Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện kể sáng tạo

 

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đầu truyện

Sử dụng ngôi kể phù hợp

 

 

Giới thiệu nhân vật, bối cảnh, tình huống nảy sinh câu chuyện

 

 

Lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người đọc

 

 

Diễn biến truyện

Có nhân vật chính

 

 

Có một vài nhân vật phụ

 

 

Các nhân vật được khắc hoa sống động qua ngoại hình, lời nói, ngôn ngữ, hành động

 

 

Có cốt truyện

 

 

Câu chuyện được thuật lại với sự kiện, diễn biến hợp lí

 

 

Có các chi tiết cụ thể, sinh động,...

 

 

Kết hợp kể với miêu tả, biểu cảm

 

 

Làm nổi bật sự kiện, nhân vật chính/ tạo được một số điểm nhấn trong câu chuyện

 

 

Nội dung truyện kể có ý nghĩa, có tính giáo dục

 

 

Kết thúc truyện

Phù hợp với diễn biến câu chuyện

 

 

Gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc

 

 

Kĩ năng sử dụng lời văn kể chuyện

Câu văn giàu hình ảnh

 

 

Lời kể linh hoạt, tự nhiên

 

 

Đảm bảo dung lượng khoảng 1 000 chữ

 

 

• Đọc lại truyện từ vai trò người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Điều làm em thích nhất ở truyện này là gì?

Trả lời:

Điều làm em thích nhất ở truyện là nhân vật: tôi: tôi kể lại câu chuyện trong một giấc mơ, gặp một nhân vật trong truyện cổ tích.

Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cần chỉnh sửa, bổ sung những gì để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn?

Trả lời:

Để câu chuyện sinh động, hấp dẫn hơn, câu chuyện có thể bổ sung thêm các nhân vật, các hành động để tăng sức hấp dẫn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác: