Soạn bài Ôn tập trang 29 lớp 9 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo soạn bài Ôn tập trang 29 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ôn tập trang 29 lớp 9 Tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu 1 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của các văn bản nghị luận đã học trong bài.
Trả lời:
Hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của các văn bản nghị luận đã học:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
1. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình |
Sự đe dọa của chiến tranh hạt nhân và kêu gọi nhân loại chống lại hiểm họa đó. |
- Thực trạng và các nguy cơ của việc chạy đua vũ khí hạt nhân trong bối cảnh thế giới hiện đại - Sức hủy diệt khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân trong mọi lĩnh vực (y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục,...) - Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí. - Chúng ta có trách nhiệm đem tiếng nói mình chống lại hạt nhân. Lên án những thủ phạm đã gây ra điều đau khổ đó. |
- Cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân làm mất khả năng sống tốt đẹp hơn của toàn thế giới. - Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của tự nhiên. - Lời kêu gọi toàn thế giới |
So sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực xã hội, cứu trợ y tế, hỗ trợ phát triển, sản xuất lương thực, thực phẩm, giáo dục… |
2. Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu |
Bàn về tác hại của ô nhiễm môi trường và kêu gọi bảo vệ môi trường tới các quốc gia và tổ chức liên quan. |
- Thực trạng biến đổi khí hậu và lời kêu gọi.
- Những biện pháp khẩn cấp cho biến đổi khí hậu
|
- Băng tan. - Mực nước biển dâng cao. - Thiên tai gia tăng - Hệ sinh thái bị suy thoái.
- Vấn đề cấp bách và không thể trì hoãn. - Hành động sớm - Hợp tác quốc tế là cần thiết.
|
- Số liệu thống kê về diện tích băng tan, mực nước biển dâng cao. - Báo cáo về các vụ thiên tai xảy ra trên thế giới. - Nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái. - Kêu gọi hành động từ các nhà lãnh đạo thế giới. - Cam kết của các quốc gia trong việc giảm thiểu khí thải nhà kính. - Các dự án hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu. |
3. Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên) |
Bàn về những hậu quả và cách để an toàn trong không gian mạng |
- Những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn của không gian mạng - Những lưu ý khi sử dụng không gian mạng
|
- Thông tin xấu, độc hại - Xâm phạm đời tư - Bắt nạt - Xâm hại tình dục - Nói không - Kiểm soát - Thông báo - Kiềm chế |
- Những nội dung xấu. - Những thông tin, hình ảnh độc hại. - Những chương trình, thông tin xấu. - Tổng đài hỗ trợ 111,... |
4. Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu |
Vai trò và trách nhiệm của công dân toàn cầu trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc |
- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu. - Bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng để trở thành công dân toàn cầu. - Giữ gìn bản sắc trong thời đại toàn cầu hóa là điều hoàn toàn khả thi. - Công dân toàn cầu có trách nhiệm lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc đến với cộng đồng quốc tế.
|
- Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. - Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại. - Bản sắc văn hóa giúp mỗi người định hình bản thân và đóng góp giá trị riêng cho cộng đồng toàn cầu. - Nền văn hóa truyền thống là sức mạnh giúp con người thích nghi và hội nhập trong thế giới phẳng. |
- Ví dụ về Trung Quốc, châu Âu chứng minh khả năng giữ gìn bản sắc trong môi trường toàn cầu. - Nêu vai trò của các yếu tố như giáo dục, gia đình, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa. - Trích dẫn ý kiến của các nhà văn hóa, danh nhân về tầm quan trọng của bản sắc văn hóa. |
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khi đọc văn bản nghị luận, việc liên hệ thông điệp, ý tưởng với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội khi văn bản được viết và khi thực hiện hoạt động đọc có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Việc liên hệ thông điệp, ý tưởng với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội khi văn bản được viết và khi thực hiện hoạt động đọc có ý nghĩa:
- Chuẩn bị tốt những kiến thức nền để đọc hiểu văn bản.
- Tạo hứng thú và sự đồng cảm.
- Hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa, thông điệp của văn bản.
Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày kinh nghiệm của em về việc lựa chọn câu đơn/ câu ghép trong khi nói và viết.
Trả lời:
Khi lựa chọn câu đơn hoặc câu ghép trong khi nói và viết, có thể áp dụng những kinh nghiệm sau đây:
- Đầu tiên, nên xác định rõ ý muốn truyền đạt để chọn câu phù hợp.
+ Nếu muốn trình bày một ý chính, câu đơn thường được sử dụng.
+ Còn nếu muốn trình bày nhiều ý liên quan, câu ghép có thể diễn đạt rõ ràng hơn.
- Thứ hai, xem xét về cấu trúc câu và ngữ pháp:
+ Câu đơn thường đơn giản hơn về cấu trúc và dễ hiểu hơn.
+ Trong khi đó, câu ghép có thể mang lại sự phong phú và sắc sảo cho văn bản.
+ Tuy nhiên, em cần chú ý đến sự liên kết giữa các câu trong câu ghép để tránh gây hiểu lầm cho người đọc hoặc người nghe.
Câu 4 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, cần triển khai phần giải pháp như thế nào cho hợp lí, thuyết phục?
Trả lời:
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết, cần triển khai phần giải pháp như sau:
- Xác định rõ vấn đề cần giải quyết:
- Đề xuất giải pháp: Giải pháp cần cụ thể, rõ ràng, khả thi và phù hợp với thực tế.
- Lập luận và dẫn chứng: Lập luận chặt chẽ, sử dụng dẫn chứng cụ thể để minh họa cho các giải pháp.
- Phân tích ưu và nhược điểm của mỗi giải pháp
- Liên hệ bản thân và xã hội.
Câu 5 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, cần lưu ý những điều gì khi thiết kế văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động?
Trả lời:
• Sử dụng các cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau, màu sắc chữ hài hoà.
• Từ ngữ ngắn gọn, không sử dụng nhiều hình ảnh gây rối mắt và phân tán sự chú ý của người đọc; màu sắc, cỡ hình phù hợp.
• Tuỳ thuộc vào nội dung quảng cáo và hình ảnh để bố trí nội dung quảng cáo trên các mặt tờ rơi dạng đơn, gấp đôi hoặc gấp ba (nếu có thể).
• Chọn giấy in có khổ giấy phù hợp, chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả quảng cáo của tờ rơi.
Câu 6 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thế nào là một sự việc có tính thời sự? Nêu ngắn gọn ý chính cần có trong bài trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
Trả lời:
- Sự việc có tính thời sự: những sự kiện xảy ra trong xã hội, gây được sự quan tâm của nhiều người trong xã hội.
- Trong bài trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự, cần nêu ngắn gọn ý chính:
+ Đầu tiên, em nên xác định rõ quan điểm và ý kiến của mình về sự việc đó.
+ Sau đó, em có thể trình bày các lý do và bằng chứng để ủng hộ quan điểm của mình.
+ Cuối cùng, kết luận lại ý chính và tóm tắt lại các điểm quan trọng trong bài trình bày của mình.
Câu 7 (trang 29 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thiết kế một sản phẩm sáng tạo để gửi đến các bạn thông tin về một vấn đề toàn cầu mà em quan tâm.
Trả lời:
Một sản phẩm sáng tạo về ô nhiễm không khí: