X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

5+ Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo


Đoạn văn nghị luận Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo

Đề bài: "Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo". Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7-9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo - mẫu 1

“Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Thực ra cảm hứng về cái hoàn hảo là một hạn chế phổ biến trong văn học Việt Nam nói chung. Trong văn học Việt Nam, chúng ta có người anh hùng hoàn hảo, nàng thơ hoàn mỹ, hình ảnh người cha, người mẹ, người thầy hoàn hảo,... Chính bởi cảm hứng xây dựng những nhân vật hoàn hảo nên các nhà văn Việt Nam, trong nhiều trường hợp, khi viết cho người lớn thường gây cho người ta cảm giác họ là những đứa trẻ ngây thơ. Còn khi viết cho trẻ em lại thường gây cho người ta ấn tượng họ là những người lớn đạo mạo và nông nổi. Rốt lại, dù viết cho ai họ cũng không khiến cho người đọc (dù là trẻ em hay người lớn) bắt gặp được mình trên trang sách. Đừng nên biến các nhân vật từ trong sách đóng khung trong một hình tượng hoàn hảo nhất định, điều đó không những sai thực tế mà còn khiến trẻ em sai lệch về tầm nhận thức và suy nghĩ.

Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo - mẫu 2

Trong tác phẩm văn học thiếu nhi, việc biến nhân vật thành những hình mẫu hoàn hảo có thể làm mất đi sự thú vị và giá trị giáo dục của câu chuyện. Nhân vật hoàn hảo thường khó mà đồng cảm và tương tác với độc giả, bởi vì họ thiếu đi những đặc điểm và sự phức tạp của con người thực tế. Trong khi đó, những nhân vật có nhược điểm và sai lầm thường thu hút sự quan tâm của độc giả, giúp họ nhận biết và đối mặt với thử thách trong cuộc sống một cách thực tế hơn. Thông qua việc nhìn nhận và đồng cảm với những nhân vật không hoàn hảo, trẻ em có thể học được những bài học quý báu về sự kiên nhẫn, lòng clòng và sự đồng cảm. Do đó, không nên biến những nhân vật trong văn học thiếu nhi thành những hình mẫu hoàn hảo, mà thay vào đó, tác giả nên thúc đẩy sự đa dạng và phong phú trong xây dựng nhân vật, từ đó tạo ra những câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa hơn cho độc giả nhí.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: