Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 - Chân trời sáng tạo
Giải Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo sưu tầm và biên soạn giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tuần 34 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2.
Bài 5 trang 130, 131, 132 SGK Tiếng Việt 2: Bạn biết phân loại rác không?
Bài 6 trang 133, 134, 135, 136, 137 SGK Tiếng Việt 2: Cuộc giải cứu bên bờ biển
Bài 5: Bạn biết phân loại rác không trang 130, 131, 132
Khởi động trang 130
Câu hỏi: Bày tỏ ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh.
Trả lời:
- Ý kiến của em về hành động của các bạn nhỏ trong tranh là:
+ Hành động của bạn nhỏ trong tranh rất tốt, đáng để chúng em học tập.
+ Họ đang phân loại rác để vứt rác vào thùng, giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp hơn.
Khám phá và luyện tập trang 130, 131, 132
Đọc: trang 130, 131
1. Bài đọc
Cùng tìm hiểu:
Câu 1 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Rác thải được chia thành mấy loại?
Trả lời:
- Rác thải được chia thành 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế, rác vô cơ.
Câu 2 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Những loại rác nào có thể tái chế được?
Trả lời:
- Những loại rác có thể tái chế được như giấy thải, các loại hộp, chai, vỏ lon thực phẩm, quần áo cũ, vải cũ,...
Câu 3 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Cho các loại rác sau vào đúng thùng rác.
Trả lời:
- Cho các loại rác vào đúng thùng rác lần lượt là:
+ Rác hữu cơ: mì tôm, cành cây.
+ Rác tái chế: vỏ lon, chai nhựa.
+ Rác vô cơ: túi ni lon.
Câu 4 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Em cần làm gì để giúp người thân phân loại rác?
Trả lời:
- Em cần nói cho người thân cách phân loại để giúp người thân phân loại rác.
Cùng sáng tạo
Điều em muốn nói
Viết 2-3 điều nên và không nên làm để bảo vệ môi trường
Trả lời:
Nên làm |
+ Trồng nhiều cây xanh để lọc sạch bầu không khí + Thu gom rác thải vào đúng nơi quy định + Tuyên truyền, khuyến khích mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường |
Không nên làm |
+ Xả rác thải, nước thải bừa bãi + Chặt rừng, đốt rừng để lấy gỗ + Sử dụng nhiều túi ni lông, vứt túi ni lông bừa bãi
|
Viết trang 131
2. Viết
Từ và câu trang 132
3. Xếp các từ ngữ sau vào 2 nhóm:
a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên.
b. Chỉ hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Trả lời:
a. Chỉ tài nguyên thiên nhiên: biển đảo, chim chóc, cây cối, nước, rừng núi.
b. Chỉ hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: bảo vệ chim muông, phân loại rác, giữ gìn vệ sinh môi trường, tiết kiệm nước, trồng cây.
4. Đặt 2 - 3 câu:
a. Về những hoạt động bảo vệ môi trường.
b. Đề nghị các bạn chung tay bảo vệ môi trường.
Trả lời:
Đặt câu
a. Chúng ta phải học cách phân loại rác.
Tiết kiệm nước là một cách bảo vệ tài nguyên môi trường.
b. Chúng ta cùng nhau trồng cây xanh giúp giảm khí thải.
Bảo vệ chim muông là bảo vệ hệ sinh thái của con người.
Vận dụng trang 132
Chia sẻ với bạn cách làm một đồ dùng từ vỏ chai, vỏ hộp.
Trả lời:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
+ Vỏ chai nhựa (đã rửa sạch, để ráo nước).
+ Bút màu, chai xịt sơn màu.
+ Kéo, dao rọc.
Hướng dẫn cách làm hộp đựng bút bằng chai nhựa:
– Lấy bút vẽ vòng tròn quanh thân chai. Vẽ thêm các hình vòng cung dạng cánh hoa như hình (hoặc đánh dấu hình theo bất kỳ kiểu nào bạn thích). Phần thân trên cũng đánh dấu theo hình trụ tròn (bỏ phần thắt eo đoạn nút mở phía trên cùng).
– Dùng dao kéo cắt phần bạn vừa đánh dấu bằng bút màu. Như vậy bạn sẽ có 2 phần khác nhau. Riêng phần thân dưới chai tiếp tục cắt theo hình cánh hoa đã vẽ ở trên.
– Bẻ cong phần cánh hoa ra ngoài bằng tay, vừa bẻ vừa vuốt nhẹ, rồi xịt sơn màu xanh lên phần cánh hoa.
– Phần trụ trên còn lại của vỏ chai xịt sơn màu vàng, có thể dùng bút vẽ thêm các hình vòng cung nhỏ màu đen mô phỏng hình trái dứa.
– Gắn phần màu vàng lên trên cánh hoa màu xanh là hoàn thành tác phẩm.